Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hàng hóa cùng loại rất đa dạng và phong phú nên sẽ không tránh khỏi những sao chép hay vô tình trình ý tưởng. Người tiêu dùng thường sẽ lựa chọn hàng hóa chủ yếu dựa trên những dấu hiệu hay nhãn hiệu hay tên thương hiệu hàng hóa của những cơ sở kinh doanh sản xuất gắn trên bao bì của sản phẩm, hàng hóa khi được tung ra thị trường. Khi dựa trên các dấu hiệu và nhãn hiệu để làm cơ sở cho việc so sánh hay đánh giá chất lượng, giá thành của từng sản phẩm, mẫu mã hàng hóa của nhiều loại sản phẩm cùng loại từ những nhà sản xuất khác nhau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
Hiện nay, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế (ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Tuy vậy, không ít các doanh nghiệp hiện tại vẫn chưa ý thức được về việc đăng ký nhãn hiệu của mình.
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Quyền đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”
Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền?
– Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- 4 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu online
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Đắk Nông
- Làm sao để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hà Nội?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tại sao phải bảo hộ nhãn hiệu độc quyền” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người Hàn Quốc, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc quan trọng trước, trong và sau khi tiến hành đăng ký bảo hộ. Điều này giúp tăng khả năng đăng ký bảo hộ thành công hơn. Đồng thời cũng giúp quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn. Kiểm tra đăng ký bảo hộ thương hiệu được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ với đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Tạo truy vấn tìm kiếm cho chính nhãn hiệu
Có các trường tìm kiếm để cho bạn lựa chọn như
Tên của nhãn hiệu tìm kiếm
Nhóm sản phẩm hay dịch vụ
Tên sản phẩm hoặc dịch vụ
Tên chủ sở hữu, người đăng ký
Địa chỉ của chủ sở hữu
Ngày cần nộp đơn
Ngày xác nhận cấp bằng
Mã quốc gia từ người nộp
Mã tỉnh từ người nộp
Bước 3: Nhấp vào ô tìm kiếm
Website sẽ trả lời về kết quả theo trường tìm kiếm đã chọn. Đây chính là danh sách các nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn.
Bước 4: Nhấn vào đơn bất kỳ để có thể xem chi tiết
Các trang danh sách khi hiện ra, bạn có thể xem chi tiết từng nhãn hiệu bằng cách nhấn vào nhãn hiệu đó.
Thứ nhất, cách tiếp cận và bảo hộ
Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và sau khi đăng ký, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.
Trong khi đó, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.
Do đó, các hiệu quả để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu chính là tham khảo sự khác nhau giữa cách tiếp cận và bảo hộ của hai thuật ngữ này.
Thứ hai, sự hình thành
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký thì một dấu hiệu nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Còn để tạo dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động rất lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình. Đó chính là một yếu tố đơn giản để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.
Thứ ba, tính hữu hình
Tính hữu hình là một trong những yếu tố đầu tiên khi bàn về sự khác biệt phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu sản phẩm trong marketing bằng mùi hương.
Thương hiệu thì khác, nó không hữu hình hay dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…
Thứ tư, giá trị
Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau ở giá trị. Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng ký trở thành tài sản và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng nào đó để gắn lên sản phẩm của mình nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.
Thứ năm, tính lâu bền
Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu còn ở tính lâu bền. Nhãn hiệu có thể thay đổi hoặc không còn tồn tại do thị hiếu hay ý chí của doanh nghiệp; khi sản phẩm mang nhãn hiệu chấm dứt sự tồn tại thì nhãn hiệu sẽ đương nhiên chấm dứt tồn tại.
Nhưng thương hiệu thì có thể tồn tại mãi mãi ngay cả khi sản phẩm mang nhãn hiệu không còn tồn tại. Vì một sản phẩm có thương hiệu hay không là do đánh giá của người tiêu dùng nên chừng nào cảm nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm còn tích cực thì sản phẩm đó vẫn còn thương hiệu, ít nhất là đối với người tiêu dùng đó.
Thứ sáu, cách tiếp cận và bảo hộ
Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký và sau khi đăng ký, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.
Trong khi đó, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.