“Xe điên” là cụm từ không còn lã lẫm với chúng ta khi hàng ngày đều có những tin tức đáng buồn về những tai nạn thương tâm do ô tô gây ra. Một phần không nhỏ trong những vụ việc kể trên xuất phát từ nguyên nhân người điều khuyển phương tiện có sử dụng chất kích thích, mà chủ yếu là rượu bia.Đặc biệt, vụ việc gần nhất xảy ra tại Đường Láng, khi tài xế xe điên đâm liên hoàn gây ra cái chết của chị lao đông lại tiếp tục làm nhức nhối dư luận.
Hãy cùng LSX tìm hiểu về mức hình phạt mà người tài xế trên có thể phải chịu nhé!
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Bộ luật Hình sự năm 2015
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
I. Xử lý vi phạm hành chính khi điều khiển ô tô sau khi sử dụng rượu, bia
Khác với xe máy chỉ bị xử phạt khi điều khiển phương tiện mà trong người vượt quá một ngưỡng nhất định về nông độ cồn mới bị coi là vi phạm và bị xử phạt thì đối với ô tô – người điều khiển phương tiện chỉ cần có nộng động cồn là đã vi phạm và bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tại Điểm a, Khoản 9 Điều 5 quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung theo quy định tại Điểm đ Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau đây:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 8, Khoản 9 điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng”.
II. Xử lý hình sự khi gây tai nạn
Với trường hợp điều khiển ô tô gây tai nạn trong trạng thái có sử dụng rượu bia, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi. Quy định được cụ thể hóa tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, đối chiếu với những thông tin ban đầu về vụ tại nạn làm chị lao công thiệt mạng đã nêu trên thì người tài xế rất có thể sẽ bị truy cứu TNHS theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự với những tình tiết như sau:
Thứ nhất, lái xe trong tình trạng say sỉn. Tức là có sử dụng bia, rượu trước khi lái xe.
Thứ hai, tài xế đã bỏ chạy sau khi tai nạn
Thứ ba, tài sản thiệt hại nhiều khả năng sẽ lớn hơn 500.000.000đ (Vì ngoài những xe máy bị đâm, xe điên còn đâm và làm hư hỏng một chiếc S400 rất đắt tiền)
III. Những bất cập hiện có trong chế tài xử lý
Đối chiếu quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự, không khó để chúng ta thấy rằng, hiện nay, để xác định trách nhiệm của người lái xe đã sử dụng bia, rượu thì chỉ dựa trên mức độ thiệt hại mà thôi. Như vậy, đối với trường hợp tài xế sử dụng nhiều hay ít rượu bia không phải là điều kiện quyết định đến trách nhiệm của họ.
Do đó, theo quan điểm cá nhân của tôi, pháp luật cần quy định chi tiết hơn để những người sử dụng bia rượu với số lượng lớn hơn phải chịu trách nhiện hình sự ở mức cao hơn để tăng hơn nữa tính dăn đe với người phạm tội.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay