Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển, do đó, các hoạt động đầu tư nói chung đã và đầu tư công nói riêng đã và đang được tăng cường triển khai rộng rãi trên phạm vi khắp cả nước. Về vấn đề đầu tư công, nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản Luật đầu tư công để điều chỉnh. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Tình trạng pháp lý của Luật Đầu tư công 2019 như thế nào? Nội dung nổi bật trong Luật Đầu tư công 2019 gồm những nội dung gì? Tải xuống Luật Đầu tư công 2019 tại đâu? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Tình trạng pháp lý
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định. Trong những năm gần đây, đầu tư công đang trở thành một trong năm hoạt động mũi nhọn đột phá thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế được Quốc hội và Chính phủ nhấn mạnh tại văn nội dung của Luật đầu tư công. Cụ thể, tình trạng pháp lý của Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Luật đầu tư công | |||
Số ký hiệu | 39/2019/QH14 | Ngày ban hành | 13/06/2019 |
Loại văn bản | Luật | Ngày có hiệu lực | 01/01/2020 |
Nguồn thu thập | Ngày đăng công báo | … | |
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký | Quốc hội | Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Phạm vi | |||
Thông tin áp dụng | |||
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực một phần |
Hiệu lực của Luật đầu tư công 2019
- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 101 của Luật này.
- Quy định chuyển tiếp (Điều 101 Luật đầu tư công 2019)
- Đối với chương trình, dự án đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà không được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 thì việc điều chỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
- Đối với chương trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 mà chưa có trong kế hoạch đầu tư công được cấp có thẩm quyền quyết định thì việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án được thực hiện theo quy định của Luật này.
- Chương trình, dự án đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Nội dung nổi bật trong Luật Đầu tư công 2019
Đầu tư công đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững ở các quốc gia. Hoạt động này góp phần to lớn trong việc cải thiện kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội. Nhà nước ta cũng đã ban hành Luật đầu tư công để điều chỉnh các vấn đề liên quan. Nội dung nổi bật trong Luật Đầu tư công 2019 như sau:
Sau đây là một số nội dung mới nổi bật của Luật Đầu tư công 2019:
Thứ nhất, thống nhất được định nghĩa về nguồn vốn đầu tư công (khoản 22 Điều 4). Theo đó, quy định 2 loại vốn đầu tư công, bao gồm vốn ngân sách nhà nước và vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Luật dành riêng Điều 5 quy định về đối tượng đầu tư công (trước đây không quy định). Cụ thể, có 06 đối tượng đầu tư công, gồm: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội; Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy định; Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác.
Thứ ba, Luật quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công (Điều 17), vừa đảm bảo thẩm quyền của các cơ quan Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vừa tăng tính chủ động, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, xử lý được những tình huống phức tạp như dự án sử dụng nhiều nguồn vốn thuộc các cấp ngân sách khác nhau. Đồng thời, thực hiện phân cấp triệt để quy trình thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, trở thành một nội dung của thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Thứ tư, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công có thay đổi so với trước kia: Khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019 quy định thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau (trước đây là đến hết ngày 31 tháng 12); thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau (trước đây chỉ quy định là đến năm sau), trường hợp bất khả kháng, thời gian này có thể sẽ được kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm sau.
Thứ năm, so với trước kia, tại khoản 2 Điều 89 của Luật Đầu tư công 2019 bổ sung quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.
Thứ sáu, quy định rõ về Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công (khoản 1 Điều 97). Theo đó, Hệ thống được xây dựng, triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công, bao gồm việc tổng hợp, báo cáo, giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; theo dõi, đánh giá chương trình, dự án đầu tư công; quản lý, lưu trữ, công khai dữ liệu theo quy định.
Thứ bảy, quy định chuyển tiếp: Chỉ bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015(khoản 4 Điều 101). Bênh cạnh đó, khoản 5 cũng nêu rõ: Đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật năm 2018.
Tải xuống Luật Đầu tư công 2019
Về cơ bản, đầu tư công là một hoạt động đầu tư của Nhà nước. Hoạt động đầu tư công sẽ sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách Nhà nước để nhằm thực hiện thiết kế, xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án để phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Các hoạt động này phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống Luật Đầu tư công 2019 miễn phí tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật Đầu tư công 2019“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Điều 6 Luật Đầu tư công 2019 quy định về phân loại dự án đầu tư công như sau:
– Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
(i) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
(ii) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại (i).
– Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân thành các loại dự án sau theo tiêu chí quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Luật Đầu tư công 2019:
+ Dự án quan trọng quốc gia;
+ Dự án nhóm A;
+ Dự án nhóm B;
+ Dự án nhóm C.
Tiêu chí phân loại dự án nhóm B như sau:
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (2) nêu trên có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (3) nêu trên có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (4) nêu trên có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.
– Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại (5) nêu trên có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.