Gần đây trên mạng xã hội nổi lên nhiều vụ việc rất đáng lưu ý. Đó là các trường hợp cá nhân sử dụng mực, sơn xịt, bôi bậy lên tài sản của người khác như cửa nhà, cửa kính xe ô tô… Cụ thể là tai Khu đô thị Nam Từ Niêm- Hà Nội; đã có hơn 10 chiếc xe bị tạt sơn. Hành vi này là không thể chấp nhận được; và có thể làm căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật; hành vi tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác có thể bị đi tù 20 năm và bồi thường thiệt hại. Chi tiết như thế nào hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác bị xử lý thế nào?
Hành vi tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác; có thể bị truy cứu hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác hoặc bị xử phạt hành chính.
Hủy hoại (hay phá hoại) tài sản của người khác là hành vi làm cho tài sản bị mất đi giá trị sử dụng; hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản đó.
Xử phạt hành chính khi tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác
Theo đó, đối với hành vi xịt sơn, vẽ bậy, cào xước lên xe hay tài sản của người khác; thì tùy vào mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường thiệt hại dân sự:
Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; về xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Cụ thể, tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác…
Theo quy định trên, hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính đến 05 triệu đồng.
Xử lý hình sự hành vi tạt sơn, vẽ bậy lên ô tô người khác
Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, có thể thấy rằng việc tạt sơn, vẽ bậy lên xe người khác; nếu mức thiệt hại được đánh giá từ 2 triệu đồng trở lên và khung hình phạt tù cao nhất có thể lên đến 20 năm và phải bồi thường thiệt hại cho bị hại.
Cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cũng tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác; theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự; khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Như vậy người từ đủ 14 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 178.
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều; 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Khách thể
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ là quan hệ sử hữu tài sản. Đây là một điểm khác biệt đối với những tội chiếm đoạt tài sản khác như tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;… vì tội này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Vì vậy, nếu hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; mà gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm độc lập khác.
Mặt khách quan của tội phạm
Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178; bao gồm hai hành vi độc lập là hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Do đó, đối với mỗi hành vi phạm tội khác nhau thì sẽ có hành vi khách quan khác nhau, cụ thể:
– Huỷ hoại tài sản là việc làm cho tài sản đó không còn giá trị sử dụng, không thể khôi phục lại được.
– Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản; nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ.
– Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên; nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; mong muốn sẽ làm giảm đáng kể giá trị sử dụng hoặc làm cho tài sản không còn giá trị sử dụng. Do đó, tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thực hiện do cố ý.
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội là tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại. Nếu người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội có mục đích khác; thì trong trường hợp này việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích đó; và tuỳ trường hợp cụ thể người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào?
- Viết vẽ bậy lên di tích lịch sử bị xử phạt thế nào?
- Viết, vẽ bậy lên tường nhà người khác bị xử phạt thế nào?
- Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chung tôi về vấn đề “Tạt sơn vẽ bậy lên ô tô người khác có thể bị đi tù 20 năm”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi viết, vẽ hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vì, tường nhà, hàng rào nhà ở là tài sản thuộc sở hữu cá nhân; do đó nếu vẽ, bôi bẩn hay bất kỳ tác động nào đều phải xin phép trước khi thực hiện.
Dưới góc độ pháp luật, tùy tính chất, mức độ thiệt hại; mà có thể xem xét để xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Cá nhân thực hiện hành vi vẽ, viết bậy lên di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; có thể bị phạt tiền lên đến 3.000.000.
Hiện nay, việc vẽ, viết bậy lên di sản văn hóa; di tích lịch sử – văn hóa đang trở nên phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính này chưa đủ sức răn đe và triệt để; vì vậy pháp luật hình sự cần phải quy định về những hành vi nói trên để tình trạng này không còn tái diễn.