Thả 1 tay khi đi xe máy sẽ không bị xử phạt!

bởi Luật Sư X
Điều kiển xe máy bằng 1 tay, thiếu mất gương chiếu hậu bên phải hay không xi nahan khi vào đường cong là những hành vi tưởng chừng như vi phạm nhưng không bị cảnh sát giao thông phạt vi phạm. Tại sao nhỉ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Điều khiển xe máy bằng 1 tay.  Rất nhiều trường hợp điều khiển phương tiện mà người điều khiển chỉ sử dụng 1 tay để lái. Tay kia tùy ý cho vào túi quần, cầm nắm đồ vật, hoặc đơn giản là để không. Hành vi này đã không ít lần gây tai nạn vì không thể kịp thời ứng biến với những sự kiện bất ngờ. Bởi vậy, rõ ràng hành vi điều khiển xe máy bằng 1 tay rất nguy hiểm. Tuy nhiên, Căn cứ theo nghị định 46/2016/NĐ-CP thì chỉ xử phạt hành vi điều khiển xe máy buông cả hai tay. Cụ thể: 

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

2. Không có gương chiếu hậu bên phải.  Thiết kế của 1 chiếc xe máy, nhà thiết kế luôn để có hai gương chiếu hậu bên trái và bên phải. Song, trên thực tế, xuất phát từ nhu cầu, hoặc từ quan điểm về thẩm mỹ thì nhiều người thường chỉ để 1 gương .  Tuy nhiên, nếu giữ lại gương chiếu hậu bên trái, người điều khiển sẽ không bị phạt. Hay nói cách khác pháp luật chỉ yêu cầu xe máy phải có gương chiếu hậu bên trái, còn gương bên phải thì pháp luật không bắt buộc phải có. Bởi vậy, để đúng luật thì người điều khiển phải có gương chiếu hậu. Để không bị phạt, thì gương chiếu hậu bên trái nhất định phải có. Cụ thể tại Điều 17 nghị định 46/2016/NĐ-CP

Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng

3. Không xi nhan khi vào đường đường cong.  Việc dùng đến xi nhan rẽ trái hay rẽ phải được quy định là nghĩa vụ khi người điều khiển phương tiện giao thông là xe máy, xe ô tô khi có sự chuyển làn và hướng xe theo ý chí của người lái. Cụ thể tại Điều 13, 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:  Thứ nhất, Khi chuyển làn đường: Trên đường được phân thành rất nhiều làn cho các phương tiện khác nhau về vận tốc cho phép. Có những làn đường, các phương tiện chỉ được di chuyển trong làn đường cho phép. Có những làn đường, người điều khiển được lấn làn khác để di chuyển. Như vậy, việc chuyển làn được thực hiện khi có sự cho phép biểu hiện bằng vạch đường. Và lúc này, việc chuyển làn phải được thực hiện bởi tín hiệu xi nhan và phải đảm bảo an toàn. 

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Thứ hai, Khi chuyển hướng xe: Bên cạnh việc chuyển làn, thì khi chuyển hướng xe, người điều khiển cũng phải thực hiện xi nhan. Chuyển hướng ở đây có thể là rẽ trái, rẽ phải hoặc hướng ngược lại với hướng ban đầu của mình. Cụ thể được quy định tại Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008: 

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Như vậy, người điều khiện phương tiện xe ô tô, xe máy phải thực hiện báo tín hiệu xi nhan khi muốn thay đổi hướng xe( rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác) hoặc khi thực hiện chuyển làn đường để dừng và đỗ xe. Như vậy, không có quy định nào về việc rẽ vào đường con phải xi nhan.  Mặc dù không bị phạt, nhưng rõ ràng các hành vi trên khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông rất dễ gây nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, có lẽ chúng ta nên cần tuân thủ kể cả khi pháp luật không yêu cầu phải không nào? Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thả 1 tay khi đi xe máy sẽ không bị xử phạt! Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm