Tham nhũng đến 3 triệu USD sẽ chịu mức án như thế nào?

bởi
Tham nhũng đến 3 triệu USD sẽ chịu mức án như thế nào?

Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới. Điều này khoong những làm xấu mặt quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới đất nước, nhất là số tiền tham nhũng lớn, có khi lên đến nghìn tỷ. Điển hình là vụ việc mới nhất hiện nay là vụ ông Nguyễn Bắc Son-cựu Bộ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông nhận hối lộ của ông Nguyễn Nhật Vũ-chủ tịch AVG số tiền 3 triệu USD. Vậy hình phạt cho sự tham nhũng này là gì? Để trả lời cho vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Luật phòng chống tham nhũng 2018

Nội dung tư vấn:

1. Tham nhũng là gì?

Tham nhũng theo nghĩa rộng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. 

Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 Điều 3) là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ, quyền hạn được hiểu là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:

“Điều 2. Các hành vi tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”

Trong các hành vi tham nhũng trên, Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định các hành vi tham nhũng sau là tội phạm gồm:

–  Tham ô tài sản là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

–  Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

–  Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản 

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụl à việc cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

–  Lạm quyền trong thi hành công vụ là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Xem thêm: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

–  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là việc cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

–  Giả mạo trong công tác là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

         + Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

         + Làm, cấp giấy tờ giả;

         + Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Xử phạt đối với hành vi tham nhũng

Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã có những quy định cho việc xử lý người có hành vi tham nhũng cũng như xử lý tài sản tham nhũng như sau:

Đối với người có hành vi tham nhũng

Mức xử phạt sẽ được quy định tại Bộ luật hình sự 2015 và Luật phòng chống tham nhũng 2018, cụ thể:

Điều 92 Luật phòng chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:

Điều 92. Xử lý người có hành vi tham nhũng

1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đối với tội tham nhũng được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự 2015 cụ thể tại các Điều khoản 353, 354. 355, 356, 357, 358, 359 mà mức xử phạt cao nhất có thể chung thân hoặc tử hình.

Đối với tài sản tham nhũng:

Điều 93. Xử lý tài sản tham nhũng

1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với số tiền tham nhũng 3 triệu USD, ta thấy, người có hành vi tham nhũng, tùy thuộc vào hành vi tham nhũng đó là gì mà phải chịu các mức án của Bộ luật hình sự hiện hành cũng như Luật phong chống tham nhũng khác nhau. Bên cạnh đó, số tiền 3 triệu USD này sẽ bị thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Nếu có thiệt hại do hành vi tham nhũng này gây ra thì người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm