Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù?

bởi NguyenThiLanAnh
Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù

Thất nghiệp là một vấn nạn lớn trong xã hội, đặc biệt trong thời buổi dịch bệnh Covid – 19 như hiện nay thì nguy cơ ấy lại càng tăng cao. Thất nghiệp, không tạo ra được thu nhập dẫn đến rất nhiều hệ lụy liên quan, trong đó có vấn đề không trả được nợ ngân hàng. Từ đây, nhiều người thắc mắc liệu rằng thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không?

Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ bắt buộc của người đi vay.

Nếu hết thời hạn ghi trong hợp đồng mà không thể tất toán được khoản nợ, bên vay sẽ bị liệt vào danh sách nợ xấu và bị ngân hàng kiện ra Tòa án để đòi tài sản.

Trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, phá sản hay làm ăn thua lỗ… thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ diễn ra khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Theo đó, chỉ khi người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.

Cố tình trốn nợ bị xử lý như thế nào?

Nếu bên vay có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Lưu ý:

Ngoài ra, khi có các tình tiết tăng nặng, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt quy định tại Khoản 2, 3, 4 và hình phạt bổ sung tại Khoản 5 Điều 175 BLHS 2015.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, nếu vay tiền nhưng trốn nợ không trả, bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Phương án giải quyết khi bị ngân hàng kiện đòi nợ là gì?

Trên thực tế, mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng thiện chí và hợp tác. Cụ thể, người vay phải sát cánh cùng phía ngân hàng, tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực, từ bỏ thái độ né tránh; bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ.

Bên cạnh đó, luôn phải có mặt theo thư mời làm việc của Ngân hàng; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phía Ngân hàng kiểm tra tài sản và thực hiện các biện pháp xử lý nợ.

Đồng thời, tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền.Ngoài ra, người vay cần chủ động thanh lý tài sản hoặc huy động nguồn tiền để thanh toán nợ cho Ngân hàng. Khi đã có đủ tiền tất toán nợ, người vay cần liên hệ ngân hàng qua cán bộ tín dụng; cán bộ xử lý nợ của ngân hàng để tiến hành làm thủ tục tất toán hợp đồng vay.

Có thể bạn quan tâm: Nợ xấu bao lâu thì bị ngân hàng kiện ra tòa?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi nào ngân hàng kiện đòi nợ quá hạn?

Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn; tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.
Trong các phương án xử lý nợ xấu, kiện tụng thường là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng; và chỉ thực hiện khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác.
Với những khách hàng có thiện chí và nguồn tài sản trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ; gia hạn thời hạn vay cho khách hàng. Nếu khách hàng có thiện hợp tác hợp nhưng không đủ nguồn trả nợ; ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.

Lịch sử nợ xấu cá nhân bao lâu thì được xóa?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN; thông tin lịch sử nợ xấu của khách hàng vay được CIC cung cấp trong thời gian tối đa 5 năm; kể từ thời điểm phát sinh cuối cùng. Thời gian để được xóa lịch sử nợ xấu sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn; và cấp độ nợ xấu khác nhau.

Yếu tố quan trọng nhất để phân biệt giữa lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Yếu tố “Hợp đồng” rất quan trọng để phân biệt hai tội này. Thứ nhất, hợp đồng một cách hợp pháp; nay thẳng để người bị hại giao tài sản. Sau đó, mới thực hiện hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt. Còn tội lừa đảo là người bị hại bị lừa bởi hành vi gian dối để giao tài sản. 

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm