Thế nào là hành vi “giết người một cách man rợ” theo quy định

bởi PhuongMai
Thế nào là hành vi "giết người một cách man rợ"

Cùng với sự phát triển của mạng lưới công nghệ thông tin; những luồng tin tức được đưa tới chúng ta một cách nhanh chóng nhất. Cùng với những tin tức tốt, tạo nên sự tích cực; cũng có những tin tức khiến chúng ta phải lặng người suy nghĩ. Thậm chí, có những mẩu tin chúng ta đọc xong chỉ thấy bàng hoàng, sợ hãi. Mới đây, vụ việc giết người tại Quận 7 đang nhận được sự phẫn nộ của nhiều người về hành vi giết người quá man rợ. Vậy thế nào là hành vi “giết người một cách man rợ”? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Định nghĩa “man rợ”

Để hiểu về ý nghĩa thực sự; từ “man rợ” hàm chứa 02 ý nghĩa:

  • Man di mọi rợ: chỉ sự thô lỗ, kém văn minh.
  • Man rợ: tàn ác, dã man đến cực độ, không còn tính người.

Lịch sử hình thành của tình tiết “giết người một cách man rợ”

Có thể nói, tình tiết “giết người một cách man rợ” có ảnh hưởng khá nhiều từ Bộ luật Hồng Đức – Bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Trong thời kỳ đó; Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo với tư tưởng Đức trị. Ý chỉ việc lấy nhân đức trị thiên hà; và pháp luật chỉ được đặt ra đối với những người không thể hiểu được “luân thường đạo lý”, “tam cương ngũ thường”.

Bộ luật Hồng Đức ra đời với 5 hình phạt chính: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó:

  • Xuy là phạt roi; đánh từ 30 – 50 roi; có thể kèm theo phạt tiền. Đây được coi là hình phạt nhẹ nhất trong ngũ hình.
  • Trượng là phạt gậy; đánh từ 50 – 100 gậy.
  • Đồ là phạt làm khổ sai.
  • Lưu là đi đày, song song với việc đi đày, người bị tội sẽ bị thích chữ lên mặt. Mặc dù đây không phải là hình phạt nặng nhất về mặt thể chất; nhưng lại mang lại nỗi ám ảnh lớn về mặt tinh thần. Bởi việc thích chữ lên mặt sẽ không thể xóa được. Đó sẽ như một dấu hiệu, một sự phân biệt, ngăn cách người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng.
  • Tử như tên gọi, là hình phạt tử hình; chấm dứt tính mạng của người phạm tội. Đây là hình phạt nặng nhất trong ngũ hình.

Thế nào là hành vi “giết người một cách man rợ”?

Từ tiền đề là hình phạt tử; nhiều hình phạt thuộc nhánh nhỏ hơn được ban hành như: giảo (thắt cổ); trảm (chém đầu); khiêu (chém đầu, bêu đầu thị chúng); trảm cả nhà; lăng trì (tùng xẻo; sử dụng một con dao cùn; cắt từng miếng thịt trên người; sau đó dùng dao mổ bụng, moi ruột cho đến chết. Sau khi chết bị chặt đứt tay chân, bẻ gãy hết xương, đem đi chôn lấp.).

Mà theo quan niệm của người xưa; khi chết phải được toàn thây, nếu không sẽ không thể siêu sinh. Chính vì nguyên nhân đó, nhưng hình phạt tử ngày xưa sẽ được coi là man rợ bởi những hình phạt đó khiến người phạm tội đau đớn đến cùng cực trước khi chết. Và khi chết cũng không thể tiếp tục siêu sinh, đầu thai kiếp khác.

Chính từ quan điểm đó, suy ra với tình tiết “giết người một cách man rợ” trong bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Giết người một cách man rợ là hành vi giết người làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như: Mổ bụng, moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tới chết… Các hành vi này thường được người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi “giết người một cách man rợ”

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi này có thể phải đối mặt với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Thế nào là hành vi “giết người một cách man rợ“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Nếu người phạm tội có hành vi giết người sau đó chặt xác ra làm nhiều mảnh; có phải là tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” không?

Thường hành vi chặt xác nạn nhân sau khi nạn nhân chết thường được coi là tình tiết “để che giấu hoặc thực hiện một tội phạm khác”.

Làm thế nào để phân biệt tình tiết “thực hiện tội phạm một cách man rợ” và “để thực hiện hoặc che giấu một tội phạm khác”.

Hiện nay, còn khá nhiều sự nhầm lẫn xung quanh quy định về hai tình tiết này. Tuy nhiên, có thể hiểu việc thực hiện tội phạm một cách man rợ sẽ được thực hiện khi nạn nhân còn sống, tội phạm chưa hoàn thành; còn thực hiện để thực hiện hoặc che giấu một tội phạm khác sẽ được thực hiện khi nạn nhân đã chết, tội phạm đã hoàn thành.

Nếu nạn nhân khi đó chưa chết, nhưng người phạm tội tưởng nạn nhân chết rồi nên tiến hành chặt xác phi tang thì sẽ rơi vào tình tiết gì?

Trường hợp này phải căn cứ vào mục đích của người phạm tội. Do người phạm tội trong trường hợp này muốn phi tang chứng cứ nên sẽ được xét xử với tình tiết “để thực hiện hoặc che giấu một tội phạm khác”.

4/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm