Thế nào là không tố giác tội phạm

bởi

Hằng ngày, trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng; ta thường bắt gặp không ít những bài báo nói về hành vi phạm tội diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Có những người biết, chứng kiến toàn bộ sự việc nhưng lại không tố giác về hành vi đó. Vậy không tố giác tội phạm là gì? Để hiểu rõ vấn đề này mời mọi người cùng tham khảo bài viết sau của Luật sư X nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Không tố giác tội phạm là gì?

Tội không tố giác tội phạm là một tội được quy định từ rất sớm trong hệ thống pháp luât hình sự Việt Nam. Cú thể:

Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) là bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê; đã đề cập đến tội không tố giác tội phạm; tại Điều 500:

“Những người biết có kẻ mưu phản loạn, mưu đại nghịch; thì phải đến mật báo ngay với các quan ty gần đó; nếu không tố cáo, thì xử tội lưu đi châu xa. Biết có kẻ chỉ trích nhà Vua hay là đặt ra những lời quái gở mà không đi báo; thì xử nhẹ hơn tội kể trên một bậc. Quan ty thấy báo mà không tâu lên hay đi bắt ngay (quan ở kinh thành thì phải tâu ngay, quan ở ngoài thì phải bắt ngay); để quá nửa ngày, thì cũng phải tội như kẻ không đi báo. Nếu là việc truy bắt còn phải sắp đặt nên quá thời hạn trên thì không phải tội”.

Điều 504 Bộ luật Hồng Đức còn đề cập việc tố giác ông bà, cha mẹ, vợ chồng phạm tội:

“Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì, đều xử tội lưu đi châu xa; vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên. Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà, cha mẹ về bậc tôn trưởng vào hàng cơ thân của chồng; cùng là nô tỳ tố cáo người vào bậc cơ thân của chủ; dẫu việc có thật, cũng phải tội biếm hay tội đồ; nếu là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ thì cho phép tố cáo”.

Đây là quy định mang tính nhân văn, thể hiện truyền thống tôn kính đối với ông bà, cha mẹ; đồng thời kết hợp được chữ “hiếu” đối với sự tồn vong của đất nước. Chính vì vậy, mặc dù tại khoản 7 Điều 2 của Bộ luật này quy định bất hiếu là một trong mười tội ác (thập ác): “Bất hiếu là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái với lời cha mẹ dạy bảo”; nhưng Bộ luật này vẫn quy định: Nếu là tội mưu phản, đại nghịch hay là mẹ đích, mẹ kế mà giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ thì cho phép tố cáo.

Như vậy, trong Bộ luật Hồng Đức, tội không tố giác tội phạm đã được quy định tương đối cụ thể, chi tiết; thể hiện trình độ lập pháp hình sự rất cao của cha ông chúng ta thời kỳ này.

Còn hiện nay, trong Bộ luật hình sư Viêt Nam 2015, sửa đổi bổ sung 2017; tuy không quy định rõ khái niệm của tội không tố giác tội phạm nhưng có nêu các hành vi như thế nào thì sẽ bi xếp vào tội trên . Cụ thể:

Điều 390. Tội không tố giác tội phạm

“1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Qua đó, ta thấy, đặc điểm của tội không tố giác tội phạm là:

–  Người có hành vi không tố giác tội phạm phải là không tố giác các tội phạm được quy định tại Điều 14 khoản 2 hoặc khoản 3, Điều 389 của Bộ luật này; tức giới hạn số tội phạm được tố giác.

–  Tội phạm bị tố giác phải đang trong giai đoạn đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện.

–  Người tố giác phải biết rõ hành vi phạm tội của tội phạm bị tố giác.

Phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm

STT

Đặc điểm

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

1

Căn cứ

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015

2

Ý thức của người phạm tội

Không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội

Biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện

3

Thời điểm phát hiện

Sau khi tội phạm được thực hiện mới biết

Trong cả quá trình, có thể trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện

4

Cách thức

– Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

– Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

– Không tố giác với cơ quan chức năng

5

Hình phạt

– Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản

– Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

6

Tính chất

Là tình tiết tăng nặng

Không quy định

7

Người không phải chịu trách nhiệm hình sự

– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

– Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội

– Người bào chữa

Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong tội không tố giác tội phạm

Thứ nhất, chỉ những người nào không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017) mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.

Thứ hai, người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Thứ ba, người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

Thứ tư, khoản 3 Điều 19 của BLHS năm 2015 bổ sung 2017; quy định về trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người bào chữa trong trường hợp không tố giác tội phạm.

Về nguyên tắc, người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện; hoặc đã tham gia thực hiện mà mình biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của BLHS.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Sự khác nhau giữa tự thú và đầu thú theo quy định của pháp luật hình sự

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm nghiêm trọng là gì?

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Tội phạm là gì?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm