Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào?

bởi VanAnh
Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào

Cựu Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường bị xác định liên quan trách nhiệm; khi để VN Pharma nhập thuốc giả Health 2000 Canada. Theo điều tra,hồ sơ xin cấp số đăng ký 2 loại thuốc H2K H2K Levofloxacin và H2K Ciprofloxacin; (thuốc kháng sinh) mang nhãn mác Health 2000 không đảm bảo hồ sơ pháp lý; nhưng thuộc cấp của ông Cường đã tự ý thẩm định lại hồ sơ; đề nghị cấp số đăng ký thuốc không đúng quy định.Cơ quan điều tra cáo buộc ông Cường; với vai trò là cục trưởng kiêm phó chủ tịch thường trực hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký thuốc; phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về mọi hoạt động sai phạm. Ông có dấu hiệu chưa làm hết trách nhiệm với vai trò người đứng đầu, “gây thiệt hại hơn 50,6 tỷ đồng”. Vậy Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào?

Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu

Căn cứ pháp lí

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nội dung tư vấn

Ông Cường với vai trò là người đứng đầu trong việc xét duyệt cấp số đăng ký thuốc; mà thiếu trách nhiệm gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Với hành vi này Ông Cường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự.

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước là gì?

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình làm mất mát, hư hỏng, lãng phí tài sản đó.

 Hay còn được hiều là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.

Cấu thành tội phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Chủ thể của tội phạm

Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Chủ thể của tội phạm này là người được giao nhiệm vụ (tức là người có trách nhiệm) trực tiếp quản lý tài sản, có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc chỉ là nhân viên bình thường như thủ kho, thủ quỹ, lái xe.

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội nêu trên; xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng các tài sản; mà giao hoặc cấp phát cho các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội trực tiếp quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý.

Vô ý theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự bao gồm: 

– Vô ý vì quá tự tin:

Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra; hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Vô ý do cẩu thả:

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Người phạm tội này đều có thể phạm tội trong cả hai trường hợp vô ý trên tùy thuộc vào tính chất công việc; chức vụ, quyền hạn của họ. Tuy nhiên, khi xác định lỗi không bắt buộc phải xác định người đó phạm tội do vô ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi: Có hành vi không thực hiện (không hành động) đầy đủ; các biện pháp quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình.

Tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; bị mất mát, hư hỏng, lãng phí phải thuộc sự quản lý trực tiếp của người phạm tội; như thủ kho, thủ quỹ hoặc người khác được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp tội phạm.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi không thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản (hay không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình) với hậu quả là đê mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Trường hợp người có nhiệm vụ quản lý trực tiếp tài sản; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý tài sản; thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của mình; mà vẫn bị mất mát, hư hỏng, lãng phí do những nguyên nhân khách quan; thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì không có mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố nêu trên (ví dụ: thủ kho đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống cháy nổ nhưng vì nguyên nhân bị sét đánh kho vẫn bị cháy…)

+ Về giá trị tài sản. Giá trị tài sản bị thiệt hại do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra; phải từ 50.000.000 đồng trở lên; mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào?

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; được quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự

Có các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản; của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm; mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung 3

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; trị giá từ 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết vấn đề

Như vậy hành vi Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường của Ông cường; có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Hình phạt phải chịu bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ và đi tù có thời hạn cao nhất là 10 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào?” . Nếu có thắc mắc hoặc những vấn đề pháp lý vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật; hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước trị giá 5 tỷ đồng bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định: 1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm