Lừa đảo chiếm đoạt tài là một trong những tình trạng diễn ra khá phổ biến hiện nay khi các đối tượng lừa đảo ngày một tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để nhằm chiếm đoạt tài sản của những người nhẹ dạ cả tin thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, qua các hoạt động từ thiện, các trang mạng xã hội… Để tránh tình trạng nhiều người bị các đối tượng xấu này lừa gạt thì khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài, người dân cần nộp đơn tố cáo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết và xử lý kịp thời. Vậy thẩm quyền giải quyết tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là của cơ quan nào? Trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt sản được thực hiện như thế nào? Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu?
Căn cứ pháp lý
- Luật tố cáo năm 2018
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự là cơ quan điều tra (cơ quan công an), Viện kiểm sát nhân dân, và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác.
Căn cứ theo Điều 512 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau:
“Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự”.
Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật tố cáo năm 2018 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
- Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo.
- Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
Thời hạn giải quyết đơn tố cáo sau khi đã thụ lý được quy định cụ thể tại Điều 30 Luật tố cáo năm 2018 như sau:
“Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan”.
Theo đó, tại khoản 2 và 3 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn điều luật này thì các vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
- Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
- Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
- Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
- Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
- Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được nêu ở trên quy định.Trong trường hợp tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn giải quyết đơn tố cáo theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 như sau:
“Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này”.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì tùy từng trường hợp, vụ việc cụ thể khác nhau thì thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể là từ 30 đến 60 ngày. Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp có thể hơn nhưng không quá 90 ngày.
Trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Pháp luật hiện nay quy định, việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định của Luật tố cáo năm 2015, trình tự giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: Tiếp nhận đơn tố cáo
- Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo.
- Trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.
– Bước 2: Thụ lý tố cáo.
– Bước 3: Xác minh nội dung tố cáo.
– Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo.
– Bước 5: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Xác minh nội dung đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.
Nội dung tố cáo được xác minh như sau:
– Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
– Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm giao xác minh;
- Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
- Nội dung cần xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh;
- Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
– Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo.
- Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về công văn tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp hoặc các thủ tục pháp lý như thủ tục đơn phương ly hôn nhanh chóng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thủ tục vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp hay muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà,…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được hỗ trợ và nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn trình báo công an lừa đảo qua mạng năm 2022
- Dịch vụ làm Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật sư X năm 2022
- Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 24 Luật tố cáo năm 2018 thì:
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Luật tố cáo năm 2018 thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Tại khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định
“3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Theo đó thì khi phát hiện trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân có thể nộp đơn tố cáo lên công an xã.