Để củng cố hồ sơ, thu thập và xác minh chứng cứ phục vụ cho hoạt động điều tra, nhằm không “lọt lưới” tội phạm thì trong lĩnh vực hình sự có hoạt động tạm giam. Tạm giam là hoạt động được áp dụng với những người là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc tạm giam phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt mà pháp luật cho phép. Luật Sư X sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Thời hạn tạm giam tối đa là bao lâu?
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
Nội dung tư vấn
Người bị tạm giam là ai?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì người bị tạm giam có thể được hiểu là: “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.”
Qua khái niệm trên, có thể thấy rằng biện pháp tạm giam là biện pháp cách li bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở điều tra, truy tố,xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi. Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân.
Quy định về thời gian tạm giam
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về thời hạn tạm giam như sau:
- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- Thời hạn tạm giam bị can không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
- Thời hạn tạm giam bị can không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Về việc phân loại tội phạm (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) bạn có thể tham khảo bài viết: Phân loại tội phạm theo pháp luật hình sự mới
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn này được quy định như sau:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Bị tạm giam có được gặp người nhà hay không theo pháp luật quy định?
Câu hỏi thường gặp
Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức giam giữ, quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bao gồm trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng.
Chế độ tạm giữ, tạm giam là chế độ quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam và chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu, gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.