Hiện nay, các tác giả bằng hoạt động sáng tạo của mình tạo nên những tác phẩm sách dưới nhiều hình thức như: truyện, bài viết, thơ ca, bài văn… Hầu hết đây đều là những tác phẩm đem lại giá trị tinh thần to lớn cho xã hội và cũng là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Do đó, để được bảo hộ một cách toàn vẹn nhất, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên tiến hành đăng ký bản quyền sách, từ đó tránh được những hành vi xâm phạm một cách trái phép từ các cá nhân, tổ chức khác. Vậy lợi ích từ đăng ký bản quyền sách là gì? Thủ tục đăng ký bản quyền sách được quy định như thế nào?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Thủ tục đăng ký bản quyền sách ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Đăng ký bản quyền sách là gì?
Sách là một trong những đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Để tạo ra một cuốn sách, tác giả đã dùng nhiều công sức, trí tuệ và sự sáng tạo của mình để xây dựng nên một cuốn sáng mang nhiều kiến thức, thông tin… Chính vì vậy, pháp luật của các quốc gia trên thế giới ban hành các quy định để bảo hộ bản quyền (hay còn gọi là quyền tác giả) nhằm tôn vinh, bảo vệ thành quả của sự sáng tạo, từ đó thúc đẩy hoạt động sáng tạo nói chung và sáng tạo sách nói riêng. Đăng ký bản quyền sách sẽ giúp chủ sở hữu, tác giả sách được pháp luật bảo vệ qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho sách.
Đăng ký bản quyền sách là việc chủ sở hữu hay tác giả của sách trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành nộp đơn đăng ký sách tại Cục bản quyền tác giả để ghi nhận quyền sở hữu sách tại Việt Nam. Khi có bất kỳ một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sách như mạo danh, sao chép, sử dụng trái phép…, chủ sở hữu sẽ có quyền yêu cầu cơ quan pháp luật tiến hành các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự để tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm sách.
Quyền tác giả của các tác phẩm sách gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
– Quyền nhân thân: Quyền đặt tên hoặc chuyển quyền đặt tên cho người nhận chuyển giao quyền tài sản; đứng tên thật hoặc bút danh trong sách; nêu tên thật hoặc bút danh khi sách được xuất bản; công bố hoặc cho phép người khác công bố sách…
– Quyền tài sản: Làm tác phẩm phái sinh; phân phối, nhập khẩu để phân phối thông qua việc bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu khác với bản gốc, bản sao của sách; sao chép toàn bộ hoặc một phần tác phẩm…
Thủ tục đăng ký bản quyền sách
Thủ tục đăng ký bản quyền sách gồm các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết để đăng ký bản quyền sách và soạn hồ sơ đăng ký bản quyền sách
Chi tiết hồ sơ đăng ký bản quyền sách đã được đề cập ở phần trên.
– Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sách
Sử dụng một trong hai cách thức:
+ Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả tại các địa chỉ sau:
- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh tại số 170 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng tại số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
+ Nộp qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên.
– Bước 3: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sách
Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả sẽ cử chuyên viên thẩm định tính hợp lệ của đơn:
+ Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí theo quy định.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.
Cần lưu ý rằng, Giấy chứng nhận đã cấp vẫn có thể bị thu hồi nếu phát hiện ra sai phạm.
– Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng bản quyền sách
Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách cho chủ sở hữu.
Theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội han hành: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Đăng ký bản quyền sách có phải là một thủ tục bắt buộc không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả sẽ được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Mặt khác, tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 quy định:
“Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.“
Như vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm, mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ được phát sinh từ thời điểm đó. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ chứng minh được ai có quyền sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra.
Do đó, mặc dù việc đăng ký bản quyền sách là không bắt buộc nhưng việc đăng ký quyền tác giả lại rất cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt là chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Khi đó nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về tổ chức, cá nhân khác có tranh chấp.
Hồ sơ đăng ký bản quyền sách mới nhất
Hồ sơ đăng ký bản quyền sách được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả:
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Những tài liệu nêu trên đây cần phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt. Các tài liệu gửi kèm theo hồ sơ nếu là bản sao thì phải có công chứng, chứng thực.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục đăng ký bản quyền sách“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Vi phạm bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2023?
- Đăng ký bảo hộ bản quyền nhân vật hoạt hình năm 2023 như thế nào?
- Bồi thường vi phạm bản quyền như thế nào theo quy định mới?
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị hoặc hệ thống làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật, công nghệ do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Trên thực tế, thời gian xử lý đơn đăng ký sẽ là 1-2 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Cục Bản quyền tác giả do số lượng đơn đăng ký ngày càng nhiều, tác động một phần đến thời gian xử lý đơn của chuyên viên.
Danh sách các tác phẩm được bảo hộ thường không được nêu trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, nói rộng ra, các tác phẩm được bảo hộ bản quyền trên thế giới thường bao gồm các loại sau:
Tác phẩm văn học như: tiểu thuyết, thơ, kịch, tác phẩm tham khảo, bài báo;
Chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu;
Phim, sáng tác âm nhạc, và vũ đạo;
Các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, hình vẽ, ảnh và điêu khắc;
Kiến trúc;
Quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Việc bảo hộ bản quyền chỉ mở rộng về cách diễn tả, không liên quan đến ý tưởng, thủ tục, phương pháp hoạt động hoặc các công thức toán học. Một số đối tượng có thể được bảo hộ bản quyền sẵn hoặc không, chẳng hạn như tiêu đề, khẩu hiệu, logo, tùy thuộc chúng có đủ quyền tác giả hay không