Tuy là một huyện ngoại thành ở phía bắc của Thủ đô Hà Nội, nhưng huyện Đông Anh lại được Chính phủ và UBND thành phố xác định là vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch. Đồng thời, với vị trí cửa ngõ phía bắc của Thủ đô và là đầu mối giao thông liên lạc với các tỉnh thành phía bắc. Do vậy, huyện Đông Anh là một nơi giàu tiềm năng để các doanh nghiệp hướng tới mở rộng, tiếp cận thị trường mới. Để làm việc đó, thành lập chi nhánh là giải pháp khả thi để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tới những khách hàng, đối tác mới. Để thuận tiện cho quý công ty, Luật sư X xin gửi tới quý độc giả bài viết về thủ tục thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Thông tư 02/2019/TT-BTC
Nội dung tư vấn
1. Tình hình phát triển kinh tế tại huyện Đông Anh năm 2019?
Trong những năm vừa qua, theo đà phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội và của đất nước, huyện Đông Anh cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn. Cụ thể, 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế của huyện luôn ở mức cao trên 10%. Đạt được điều này là bởi chính quyền huyện đã có những cơ chế thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho khối doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, UBND huyện đã đề xuất lên thành phố Hà Nội và HĐND huyện về Đề án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh lên quận giai đoạn 2020-2025. Hiện nay đề án đang được huyện Đông Anh tích cực triển khai và hoạn thiện những tiêu chí để hoàn thành mục tiêu sớm nhất.
Có thể thấy, điều kiện và môi trường phát triển kinh tế tại huyện Đông Anh đang rất tích cực. Chính quyền luôn ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc doanh nghiệp thành lập chi nhánh để mở rộng hoạt động kinh doanh là rất phù hợp.
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty tại huyện Đông Anh
Để được phép đăng ký thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu chi nhánh đủ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014;
- Trụ sở chi nhánh thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp;
- Có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề kinh doanh chi nhánh yêu cầu chứng chỉ;
- Có giấy xác nhận đủ điều kiện đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định pháp luật;
Ngoài ra, trước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần lưu ý khi đặt tên cho chi nhánh như sau:
- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh
- Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
2. Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh bao gồm
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Lưu ý: Tất cả các văn bản tài liệu này đều phải chuẩn bị dưới dạng file PDF và lưu trữ trong máy tính của doanh nghiệp.
3. Thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh qua mạng
Hiện nay, theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc đăng ký doanh nghiệp thì kể từ năm 2018 tới nay, mọi thủ tục liên quan tới đăng ký doanh nghiệp đều phải thực hiện thông qua mạng internet. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội đã không còn tiếp nhận những bộ hồ sơ nộp trực tiếp mà chưa thực hiện đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nữa. Đồng thời, nhằm khuyến khích việc làm này, UBND thành phố đã quyết định kể từ ngày 1/7/2017 sẽ miễn 100% lệ phí các thủ tục liên quan tới đăng ký doanh nghiệp khi được thực hiện thông qua mạng internet.
Do vậy, để tiết kiệm thời gian và chi phí, các doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh tại địa bàn huyện Đông Anh sẽ không đến nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa nữa mà hãy thực hiện đăng ký online theo các bước sau:
Bước 1: Tạo hồ sơ, nhập thông tin
Trước tiên cần truy cập website của bộ kế hoạch đầu tư ( https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn) thực hiện việc đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh trên đó. Để đăng ký tài khoản anh/chị click vào Đăng ký. Việc đăng ký tài khoản tương đối dễ dàng, sau khi có check email và kích hoạt tài khoản là anh/chị đã sở hữu một tài khoản của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp rồi đó.
Sau đó vào mục Đăng ký doanh nghiệp/ Nộp hồ sơ sử dụng đăng ký kinh doanh:
Chọn Tiếp theo/ Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc.
Chọn Tiếp theo/ click vào Chi nhánh.
Nhập Mã số doanh nghiệp/ Tìm kiếm: Ở đây, tôi lấy ví dụ về một doanh nghiệp là công ty cổ phần có trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh và đang thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh trên địa bàn huyện Đông Anh.
Click Tiếp theo/ Chọn các Chọn giấy tờ nộp qua mạng điện tử:
Xác nhận đủ giấy tờ hồ sơ nộp/ bắt đầu
Trong mục Khối dữ liệu hiển thị ô Địa chỉ/ Click vào ô địa chỉ và nhập các thông tin tương ứng về địa chỉ chinh nhánh/ Lưu:
Click vào Ngành nghề kinh doanh/ Sao chép toàn bộ từ doanh nghiệp mẹ/Chọn ngành nghề chính/ Lưu:
Tiếp theo click vào Tên doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc/ Nhập tên chi nhánh/ Lưu:
Click vào Người đứng đầu đơn vị trực thuộc. Anh/chị điền chính xác các thông tin sau đó click / Lưu:
Click vào Thông tin về thuế/ Điền các thông tin/ Lưu.
Tiếp theo làm cho các mục Người liên hệ/ Người ký/ Người quản lý khác tương tự.
Bước 2: Scan và tải tài liệu đính kèm
Chọn các file hồ sơ dưới dạng file PDF đã chuẩn bị sẵn tương ứng bước 1 đã chọn và xác nhận.
Vào thông báo thành lập chi nhánh/ chọn các file tương ứng bước 1 đã chọn và xác nhận.
Bước 3: Ký/ xác thực hồ sơ
Click vào Người ký/ Nhập mail của người ký số công cộng để tìm kiếm:
Sau đó Trở lại/ vào kiểm tra thông tin, xem các nội dung đã cập nhật chính xác chưa.
Vào Chuẩn bị/ nhập mã xác nhận và xác nhận.
Bước 4: Thanh toán
Vào thanh toán/ Xác nhận đơn hàng/ Đi đến thanh toán điện tử/ Click vào Tôi đồng ý với điều kiện và điều khoản sử dụng:
Vì như đã nêu, hiện nay thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp được thực hiện online tại thành phố Hà Nội sẽ được miễn 100% lệ phí đăng ký. Do vậy sẽ không phải thanh toán bất cứ khoản tiền nào ở bước này mà chỉ là thủ tục mà thôi.
Bước 5: Sửa đổi, bổ sung
Nếu trường hợp hồ sơ của anh/chị nộp chưa đầy đủ, hợp lệ và cần bổ sung thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo vào email được đăng ký ở mục thông tin liên lạc. Anh/chị thường xuyên kiểm tra để bổ sung nếu nhận được thông báo yêu cầu
Bước 6: Nhận kết quả
Kết quả sẽ được gửi qua mail đã khai báo ở các bước trên. Sau đó vào Công thông tin điện tử để kiểm tra lại.
Khi có nhu cầu về dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh, hãy liên hệ với chúng tôi qua số máy: 0833.102.102 (Phím số 1)
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay