Những quán cóc, gánh hàng dong được coi là một biểu tượng của đất nước ta. Truyền thống kinh doanh tiểu thương nhỏ lẻ giường như đã ăn sâu vào máu của nhiều thế hệ người Việt. Thống kê chỉ ra rằng, có tới hơn 98,5% số lượng các cá thể của nền kinh tế Việt Nam là những hộ kinh doanh, doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, các hộ kinh doanh ngày nay là một nhân tố quan trọng làm đa dạng nền kinh tế, nhưng phần nào đó vẫn chưa phát huy hết được vai trò của mình. Với định hướng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các mô hình kinh tế nhỏ và siêu nhỏ như các hộ kinh doanh, nhà nước ta nói chung và chính quyền các quận, đặc biệt là quận Ba Đình thuộc thành phố Hà Nội nói riêng đang nỗ lực giúp cho các hộ kinh doanh phát triển và đem lại nhiều giá trị hơn. Do vậy, thông qua bài viết này, Luật sư X xin hướng dẫn quý vị về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình.
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 95/2016/TT – BTC
Nội dung tư vấn
1. Những lưu ý trước khi thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình?
-
Mô hình kinh tế nhỏ
Khác với doanh nghiệp có thể to nhỏ tùy ý, hộ kinh doanh là một mô hình kinh tế nhỏ. Một người chỉ có thể làm chủ một hộ kinh doanh duy nhất trên cả nước và không có ngoại lệ (điều 67 nghị định 78/2013/NĐ-CP).
Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Có người lách luật bằng cách nhờ người khác đứng tên thay cho mình trên giấy tờ, tuy nhiên cách này khá rủi ro trong tương lai, dễ xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh cũng không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
Mô hình nhỏ còn thể hiện ở mức thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Tiêu biểu nhất là thuế môn bài, là thuế khoán theo mức thu nhập ước lượng của hộ kinh doanh, cụ thể:
Thu nhập 100 – 300 triệu/năm: Mức thuế 300.000 đồng/năm
Thu nhập trên 300 – 500 triệu: Mức thuế 500.000 đồng/năm
Thu nhập trên 500 triệu: Mức thuế 1 triệu/năm
-
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân
Tư cách pháp nhân của một tổ chức thể hiện ở:
- Tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Có cơ chế tổ chức và quản lý rõ ràng
- Có tài sản riêng và độc lập với chủ sở hữu
- Tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật
Ở đây, tuy hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật song lại không có cơ chế quản lý rõ ràng (do toàn là anh em, gia đinh tự phát); không có tài sản độc lập với chủ hộ, và tham gia quan hệ pháp luật trên danh nghĩa chủ hộ. do đó hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
-
Nhân sự hạn chế
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động. Nếu từ 10 lao động trở lên thì hộ kinh doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp (điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Điều 66. Hộ kinh doanh
…..
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Nếu vi phạm số lượng lao động, hộ kinh doanh sẽ bị phạt theo nghị định 50/2016/NĐ-CP:
Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;
Đây là những đặc điểm của hộ kinh doanh. Bạn nên tham khảo kĩ càng để có quyết định đúng đắn nhé.
2. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình?
Theo con số thống kê không chính thức, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có trên 200.000 hộ kinh doanh đang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu chỉ tính riêng địa bàn quận Ba Đình có tới gần 30.000 hộ kinh doanh đang hoạt động, chiếm tỷ lệ không nhỏ so với số lượng hộ kinh doanh trên toàn thành phố. Trong đó, các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong 2 lĩnh vực chính đó là thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Năm 2018, hai ngành này lần lượt chiếm tỷ lệ 70% và 28% tổng khối lượng giá trị kinh tế tạo ra.
Tuy nhà nước vẫn khuyến khích việc các hộ kinh doanh chuyển đổi hoạt động thành mô hình doanh nghiệp. Nhưng do còn tâm lý lo ngại thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, cũng như các công việc liên quan tới thuế, kế toán trong doanh nghiệp nên nhiều hộ kinh doanh vẫn không thực hiện việc chuyển đổi. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều hộ kinh doanh mới được đăng ký thành lập. Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện để được thành lập hộ kinh doanh như sau:
Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Khi có đầy đủ các điều kiện để được thành lập hộ kinh doanh như đã nêu ở trên, cũng tương tự như việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cá nhân muốn thành lập hộ kinh doanh phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập hộ kinh doanh.
3. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quận Ba Đình
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
- Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
- Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Trường hợp thuê, mượn địa điểm kinh doanh thì xuất trình thêm Giấy thoả thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê, mượn mặt bằng kinh doanh đã được công chứng hoặc chứng thực.
- Trường hợp giấy thỏa thuận thuê, mượn hoặc hợp đồng thuê, mượn mặt bằng không công chứng hoặc chứng thực thì xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất của bên cho thuê, mượn mặt bằng.
- Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép đăng ký kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo quy định pháp luật hiện nay, UBND cấp quận, huyện là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Vì vậy, chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện của chủ hộ kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình nộp 1 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ đã nêu ở trên tới Phòng tài chính kế hoạch thuộc UBND quận Ba Đình để được giải quyết.
Hiện nay, UBND quận Ba Đình có địa chỉ ở số 25 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời gian tiếp nhận hộ sơ theo giờ hành chính từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Phòng tài chính kế hoạch phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện của chủ hộ. Trong trường hợp nếu bộ hồ sơ thiếu và chưa đầy đủ, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung cho hoàn chỉnh. Anh/chị phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn để được phê duyệt và cấp phép.
Bước 4: Đăng ký mã số thuế
Sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Căn cứ theo Nghị định 95/2016/TT – BTC quy định về thời hạn thực hiện đăng ký mã số thuế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký thì chủ hộ kinh doanh phải tới cơ quan thuế để thực hiện việc đăng ký và nhận mã số thuế để làm căn cứ thực hiện các nghĩa vụ thuế sau này.
Địa chỉ thực hiện thủ tục này tại Chi cục thuế quận Ba Đình có địa chỉ tại số 9 Nguyên Hồng, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay