Thủ tục trưng cầu giám định trong bộ luật tố tụng dân sự

bởi Luật Sư X
Thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự

Trong một số vụ việc dân sự; kết luận giám định tư pháp có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến phán quyết của Toà án. Do đó, đương sự trong vụ việc có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định; hoặc tự mình yêu cầu giám định trong trường hợp Toà án từ chối yêu cầu trên. Nhưng thông thường; đương sự trong các vụ việc dân sự thường ít sử dụng quyền lợi trên; vì không nắm rõ trình tự trưng cầu giám định. Bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức về thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự.

Căn cứ pháp lý:

Giám định trong tố tụng dân sự là gì?

Giám định (hay còn gọi là giám định tư pháp); được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp sửa đổi bổ sung năm 2020 như sau: “Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”

Vậy, hoạt động giám định trong tố tụng dân sự là áp dụng giám định tư pháp để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến giải quyết vụ việc dân sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người giám định.

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự; hoạt động giám định được tiến hành bằng hai hình thức; gồm: Trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

Trưng cầu giám định chỉ do Tòa án, người tiến hành tố tụng thực hiện.

Còn yêu cầu giám định là quyền của đương sự sau khi đã đề nghị Tòa án, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; mà không được chấp nhận.

Nội dung cụ thể quyền ra quyết định trưng cầu giám định hoặc yêu cầu giám định được quy định tại Điều 102 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Trong thực tiễn các vụ việc dân sự; có rất nhiều các trường hợp cần phải trưng cầu giám định; như: giám định ADN (xác nhận cha, mẹ, con); giám định chữ ký (hợp đồng, thừa kế); giám định thương tích (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)… Đối với các vụ việc trên; kết luận giám định có tính chất quyết định đối với phán quyết của Tòa án. Ngoài ra, khi chứng cứ trong vụ việc dân sự bị tố là giả mạo; thì người tố cáo cũng có thể yêu cầu Toà án trưng cầu giám định; theo các căn cứ tại Điều 103 Bộ luật này.

Điều 103. Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố là giả mạo

1. Trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại thì người tố cáo có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Tòa án có quyền quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật này.

2. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án chuyển tài liệu, chứng cứ có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người đưa ra chứng cứ được kết luận là giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác và phải chịu chi phí giám định nếu Tòa án quyết định trưng cầu giám định.

Thủ tục trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự

Như đã đề cập, trưng cầu giám định chỉ do Toà án, người tiến hành tố tụng thực hiện; đương sự trong vụ việc dân sự chỉ có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định; chứ không được tự trưng cầu giám định. Chỉ sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định; nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự; thì họ mới được tự mình yêu cầu giám định. Do đó, trong phạm vi bài viết này; sẽ chỉ đề cập đến thủ tục yêu cầu trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự của đương sự. Thủ tục như sau:

Chuẩn bị

  • Xác định nơi nộp yêu cầu trưng cầu giám định: Dựa trên thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự; thẩm phán TAND nơi đã thụ lý đơn khởi kiện là người có quyền ra quyết định trưng cầu giám định. Do đó; nơi nộp đơn yêu cầu trưng cầu giám định là Tòa án Nhân dân nơi đã thụ lý đơn khởi kiện.
  • Hồ sơ cần có:

Gồm đơn yêu cầu trưng cầu giám định và các tài liệu chứng minh cơ sở của yêu cầu; để thẩm phán nghiên cứu hồ sơ có thể xem xét, đánh giá việc ra quyết định trưng cầu giám định.

Trình tự thực hiện

  • Đương sự nộp đơn yêu cầu trưng cầu giám định đến Tòa án Nhân dân nơi đã thụ lý đơn khởi kiện; có thể nộp đơn trực tiếp hoặc bằng đường bưu tiện.
  • Trong trường hợp được Toà án chấp nhận; thì đương sự trong vụ việc có yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định. Khoản tiền này do tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tạm tính; để thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Nếu Toà án từ chối ra quyết định trưng cầu giám định; thì đương sự có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ; Thẩm phán sẽ ra quyết định trưng cầu giám định hoặc từ chối yêu cầu của đương sự. Nếu yêu cầu của đương sự được chấp nhận; thì việc giám định sẽ được tiến hành sau khi có quyết định trưng cầu; và trả về kết quả giám định. 

Câu hỏi thường gặp

Giám định tư pháp là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp sửa đổi bổ sung năm 2020; giám định tư pháp được định nghĩa như sau:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này

Hoạt động giám định được tiến hành theo hình thức nào?

Hoạt động giám định được tiến hành bằng hai hình thức gồm: Trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.
Trưng cầu giám định chỉ do Tòa án, người tiến hành tố tụng thực hiện.
Còn yêu cầu giám định là quyền của đương sự sau khi đã đề nghị Tòa án, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.

Thời hạn giải quyết việc trưng cầu giám định là bao lâu?

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định trưng cầu giám định hoặc từ chối yêu cầu của đương sự. Nếu yêu cầu của đương sự được chấp nhận thì việc giám định sẽ được tiến hành sau khi có quyết định trưng cầu và trả về kết quả giám định. 

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102

Xem thêm: Có được ủy quyền việc phân chia di sản thừa kế không?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm