Đôi khi trong cuộc sống, vì nhiều lý do mà người ta quyết định sử dụng đến bạo lực thay vì bĩnh tĩnh giải quyết mâu thuẩn. Hành vi cố ý gây thương tích chắc chắn sẽ bị pháp luật xử lý. Nhưng cụ thể là xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X xin được đưa ra ý kiến tham khảo về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là hành vi cố ý gây thương tích?
Cố ý gây thương tích được hiểu như sau: Hành vi dùng vũ lực (có sử dụng hung khí hoặc không sử dụng hung khí); hoặc thủ đoạn khác tác động lên cơ thể ngưòi khác gây tổn thương cho họ (như gãy chân, thủng bụng, lòi mắt…). Các thương tích nhìn chung có thể thấy rõ vầ hoàn toàn có thể giám định được.
Một yếu tố quan trọng để xác định hành vi cố ý gây thương tích là: tỉ lệ thương tật hay tỉ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) của nạn nhân. Cách xác định tỉ lệ thương tật được quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT; cụ thể như sau:
Việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;
b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
Ví dụ về xác định tổn thương cơ thể do hành vi cố ý gây thương tích
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 tổn thương:
- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷ lệ % TTCT từ 61 – 65%;
- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%;
- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.
Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:
– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tại Thông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đáng giá, xác định tỷ lệ % TTCT là 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ TTCT là 63%).
– T2 = (100 – 63) x 41/100 % = 15,17 % (kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).
– T3: Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám định viên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông D được tính là:
– T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % = 4,80%
Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D là : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.
Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83%.
Hành vi cố ý gây thương tích bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt hành chính hành vi cố ý gây thương tích
Nếu hành vi cố ý gây thương tích chỉ khiến nạn nhân bị thương tật dưới 11%; không rơi vào trường hợp đặc biệt trong bộ luật hình sự; thì người phạm tội chỉ bị xử phạt hành chính; cụ thể:
Hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hành vi này được xem như hành vi “đánh nhau” và người vi phạm sẽ bị phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu nạn nhân là người trong gia đình thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính ở mức độ nặng hơn (điều 49 nghị định 167/2013/NĐ-CP):
Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
Hoặc bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình
Mức phạt nặng nhất cho hành vi này là 1,5 triệu đồng; kèm theo việc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có nhu cầu.
Xử lý hình sự với hành vi cố ý gây thương tích
Đối với những trường hợp mà hậu quả gây ra nặng; hoặc người phạm tội sử dụng thủ đoạn nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cụ thể:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
….
Mức thương tật cần chú ý là 11%, nếu nạn nhân bị thương từ 11% trở lên thì chắc chắn người phạm tội sẽ bị xử lý hình sự.
Bạn có thể theo dõi danh sách sau đây để xem mức hình phạt tương ứng với mức độ hậu quả của hành vi (không tính trường hợp có tình tiết tăng nặng):
Hậu quả | Mức hình phạt |
Tỉ lệ thương tật 11% – 30% | 6 tháng – 3 năm tù |
Tỉ lệ thương tật 31% – 60% | 2 năm – 6 năm tù |
Tỉ lệ thương tật 61% trở lên | 5 năm – 10 năm tù |
Làm chết người | 07 năm – 14 năm |
Làm chết 02 người trở lên | 12 năm – 20 năm tù hoặc tù chung thân |
Lưu ý:
Sẽ có những trường hợp tuy tỉ lệ thương tật thấp nhưng lại phải chịu hình phạt nặng hơn so với danh sách trên do có những tình tiết tăng nặng (sử dụng vũ khí, tái phạm, gây biến dạng cho nạn nhân,…). Mức hình phạt tối đa là tù chung thân cho hành vi này.
Một lưu ý là tội cố ý gây thương tích chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Tức là chỉ khi người bị hại hay nạn nhân có yêu cầu thì vụ án mới được giải quyết theo hướng truy cứu trách nhiệm hình sự. Và người bị hại hoàn toàn có quyền rút đơn yêu cầu khi vụ án đang diễn ra, khi đó vụ án sẽ bị đình chỉ. Điều này dân đến nhiều trường hợp người phạm tội và gia đình chấp nhận bồi thường một khoản tiền lớn để người bị hại không yêu cầu khởi tố hình sự.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hành vi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể của tội phạm phải là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho người khác; có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi thì; vô ý gây thương tích cho nguời khác cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ngoài ra nguời vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định thì người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng trong giới hạn cho phép thì sẽ không phải là tội phạm. Do đó, hành vi vô ý gây thương tích cho người khác khi phòng vệ chính đáng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không phải đi tù.