Thế nào là phòng vệ chính đáng?

bởi

Trong cuộc sống chúng ta sẽ gặp không ít trường hợp phải tự vệ trước hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe đến từ người khác. Vậy khi gặp phải những trường hợp như vậy; chúng ta phải có những hình thức, biện pháp tự vệ như thế nào thì mới được coi là đúng luật để tránh đi những hậu quả pháp lý không cần thiết. Như thế nào thì được coi là phòng vệ chính đáng? Luật Sư X sau đây xin giải quyết vấn đề giúp bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Phòng vệ chính đáng là gì?

Theo quy định thì phòng vệ chính đáng hay tự vệ là hành vi của người vì bảo vệ quyền; hoặc lợi ích chính đáng của mình; của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không được coi là tội phạm và người phòng vệ chính đáng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi hành vi tự vệ của mình. Tuy nhiên không phải tất cả các hành vi chống trả nào cũng được coi là hợp pháp; tùy thuộc theo hậu quả gây ra trong quá trình tự vệ cũng như về mặt nhận thức; khả năng của người phòng vệ trước những tác động trên.

Cách phòng vệ chính đáng đúng luật

Như đã đề cập ở trên; không phải hành vi chống trả nào cũng được coi là phòng vệ chính đáng; không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được hành vi chống trả của mình. Do đó, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc; kết cục là phải chịu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp được coi là phòng vệ chính đáng và không phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:

+ Vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa;

+ Để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt gì;

+ Trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa nhưng vẫn gây ra thiệt hại không tránh khỏi;

+ Trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy; hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân; để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh; nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó mà gây ra thiệt hại.

Ngoài ra, những trường hợp gây thiệt hại vượt quá mức cần thiết; thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Liên hệ Luật sư X

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ Luật sư tranh tụng, Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Mời bạn xem thêm: Mang gậy bóng chày trên xe để tự vệ có bị xử phạt hay không?

Câu hỏi thường gặp

Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý thế nào?

Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Hành hạ người khác bị xử lý thế nào?

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên.

Đe dọa giết người bị xử lý thế nào?

Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Đối với người dưới 16 tuổi;
+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm