Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

bởi
Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật Hình sự Việt Nam phải có tính có lỗi. để có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan đòi hỏi chủ thể của tội phạm phải là người có đầy đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi theo yêu cầu của xã hội. Và một trong những thành tố để xác định một người có đủ năng lực nhận thức, chinh là độ tuổi. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhé. 

Căn cứ pháp lí

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao;
  • Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của tòa án nhân dân tối cao.

Nội dung tư vấn   

1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là gì?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một điều kiện chủ thể của tội phạm. Luật hình sự của các quốc gia đều cần xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự để qua đó xác định điều kiện để có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành ci theo đòi hỏi của xã hội và thể hiện chính sách hình sự của quốc gia. 

Luật hình sự các nước dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát về tâm lí, về tình hình tội phạm cũng như căn cứ vào chính sách hình sự của mình để quy định tuổi bắt đầu có trách nhiệm hình sự và tuổi có trách nhiệm hình sự đầy đủ. Các tuổi này dược xác định ở mỗi nước và có thể trong thời gian nhất định trong mỗi nước không hoàn toàn giống nhau. 

2. Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Trên cơ sở thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm lí và căn cứ vào chính sách hình sự của nhà nước ta, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thành hai nhóm: 

Nhóm thứ nhất: Quy định cơ bản giống như Bộ luật hình sự 1999:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Những tội phạm mà Luật hình sự có quy định khác, chính là tội phạm mà chủ thể thực hiện đòi hỏi phải là người "từ đủ 18 tuổi trở lên". Ví dụ: tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Nhóm thứ hai:  Là những người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi.

  • Bộ luật hình sự 1999 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cho người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi, có 2 trường hợp: 
    • Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp đối với 07 tội phạm sau:
    • Đối với 22 tội khác, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có; 
      • 3 tội thuộc chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người
      • 4 tội thuộc chương các tội phạm xâm phạm sở hữu
      • 5 tội thuộc chương các tội phạm về ma túy
      • 10 tội thuộc chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (2 tội xâm phạm an toàn giao thông, 5 tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông và 3 tội xâm phạm trật tự công cộng).
    • Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cho thấy, quy định như hiện nay thì diện  các tội phạm mà trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự là khá rộng và quan trọng là không rõ ràng minh bạch, bản thân các em không thể hoặc khó có thể biết được chính xác tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến công tác phòng ngừa không đạt hiệu quả. Ngoài ra, số trường hợp trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tự mình thực hiện tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng là không nhiều và chủ yếu tập trung vào các tội thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm sở hữu.  Còn lại phần lớn các em tham gia thực hiện tội phạm là do người lớn lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, đe dọa. Bản thân các em không ý thức được rằng tội phạm mình thực hiện có tính chất, mức độ nguy hiểm như thế nào. (ví dụ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về kinh tế, môi trường, tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh,...) Vì vậy, việc xử lí các em trong những trường hợp này có phần quá nghiêm khắc và ít có tác dụng phòng ngừa, giúp các em nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân. 
  • Bộ luật Hình sự 2015 quy định người từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 07 tội danh nêu trên trong tất cả các trường hợp, không phân biệt tội đó là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 không còn quy định nội dung trên nữa, nghĩa là người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 07 tội danh trên nếu tội đó là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
  • Để khắc phục những bất cập nêu trên, điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 theo hướng thu hẹp các tội mà người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi đối với những tội được liệt kê tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Cần chú ý, các tội này phải thuộc loại tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Như vậy để xác định trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi cần chú ý các yếu tố: tội danh, loại tội phân theo cách phân loại tại điều 9 Bộ luật Hình sự.
  • Ngoài ra, BLHS 2015 quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 04 tội danh gồm:
    • Tội giết người;
    • Tội cố ý gây thương tích;
    • Tội cướp tài sản;
    • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã sửa đổi phạm vi chịu trách nhiệm của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội theo hướng thu hẹp hơn, cụ thể, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chuẩn bị phạm tội thuộc một trong 2 tội danh đó là: giết người và cướp tài sản .

3. Nguyên tắc xác định tuổi

Nguyên tắc xác định tuổi tròn tình đến ngày, giờ. Tức là phải xác định được ngày tháng năm phạm tội trừ đi ngày tháng năm sinh thì sẽ được tuổi tròn. Như vậy, nếu người phạm tội là trẻ em là người chưa thành niên thì trong một số trường hợp không xác định được ngày tháng năm sinh thì sẽ áp dụng theo hướng giải quyết tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, và công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/06/2002 của tòa án nhân dân tối cao. Theo hai văn bản này thì tuổi tròn của bị can, bị cáo  sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của năm sinh nếu chỉ xác định được năm sinh. Đây là cách tính tuổi theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
  3. qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm