Đầu tư kinh doanh luôn là vẫn đề nóng trong xã hội từ trước đến nay. Đây là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai muốn kinh doanh cũng được, điều kiện bắt buộc đối với kinh doanh là phải có vốn. Không phải ai cũng có sẵn nguồn vốn trong tay, vì vậy họ cần các giải pháp về tài chính để có thể đầu tư kinh doanh. Thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là một ví dụ điển hình của trường hợp này. Đến khi họ đạt được mục đích thì có thể thực hiện xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng.
Vậy thế chấp sổ đỏ là gì? Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng được quy định như thế nào? Có cần các giấy tờ như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh, trích lục khai từ (đối với thừa kế),… để thực hiện thủ tục này không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư X
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế chấp là gì?
Thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nêu tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong đó, các biện pháp này gồm: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.
Theo đó, thế chấp được định nghĩa tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự hiện hành như sau:
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Căn cứ định nghĩa này có thể thấy, thế chấp là một biện pháp bảo đảm mà bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình; hoặc của người khác nhưng không giao tài sản này cho bên nhận thế chấp.
Tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ; và các bên có thể thỏa thuận để người thứ ba (không phải bên thế chấp cũng không phải bên nhận thế chấp) giữ tài sản này.
Trường hợp chấm dứt việc thế chấp tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành; việc thế chấp tài sản chỉ chấm dứt trong các trường hợp nêu tại Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Bên thế chấp đã thực hiện xong nghĩa vụ mà mình bảo đảm cho bên nhận thế chấp.
– Hai bên thỏa thuận hủy bỏ hoặc thay thế việc thế chấp tài sản bằng một biện pháp khác.
– Đã xử lý tài sản thế chấp.
– Hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt thế chấp tài sản.
Hồ sơ cần thiết khi xóa thế chấp sổ đỏ
Điều 47 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất như sau:
– 1 bản phiếu yêu cầu xóa đăng ký.
– Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm; hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm; trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm.
– Bản chính sổ đỏ đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có sổ đỏ.
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ
Căn cứ Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, thủ tục xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.
– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đai (nếu là tổ chức); hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nếu là hộ gia đình, cá nhân.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, cán bộ tiếp nhận cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ; hẹn trả kết quả; và vào Sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.
Căn cứ Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-C quy định thủ tục xóa đăng ký tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất:
+ Ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận.
+ Sau khi ghi vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận; thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Bước 4: Trả kết quả đăng ký
Văn phòng đăng ký đất đai trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung đăng ký thay đổi, xóa đăng ký hoặc có nội dung sửa chữa sai sót;
* Thời gian thực hiện: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 13 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Tại sao nên chọn dịch vụ “Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng” của Luật sư X?
Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện
- Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
- Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sự X có tính cạnh tranh cao tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
- Bảo mật thông tin khách hàng. Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102.
Mời bạn đọc tham khảo:
Dịch vụ xin chỉ giới đường đỏ tại Hai Bà Trưng năm 2021
Dịch vụ tra cứu sổ đỏ tại quận Hà Đông năm 2021
Câu hỏi liên quan
Khi khách hàng muốn thế chấp sổ đỏ để vay tiền, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định, định giá tài sản thế chấp của khách để đưa ra hạn mức vay tối đa. Đối với các gói vay thông thường, khách hàng có thể được vay tối đa lên đến 70% giá trị của tài sản thế chấp (sổ đỏ, sổ hồng hoặc tài sản khác). Một số ngân hàng thậm chí còn hỗ trợ tỷ lệ vay lên đến 90% giá trị tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay dài từ 15 – 20 năm.
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này.