Thuê giúp việc dễ bị phạt vì không nắm rõ những nguyên tắc sau.

bởi Hoàng Hà

Cuộc sống bộn bề tấp nập và những căng thẳng đến từ mọi phương diện cuộc sống, khiến chúng ta nhiều khi không thể tiếp tục những công việc nội trợ cơ bản trong nhà. Lúc này, nhu cầu tìm người làm công việc nhà chính là một phương án được đa phần người khác lựa chọn. Không chỉ ở những thành phố lớn mà hiện nay, ở nông thôn cũng là xuất hiện nhiều nhu cầu này. Tuy nhiên, mướn một công nhân lao động đặc biệt là giúp việc nhà, người thuê cần phải lưu ý 5 điều để tránh vi phạm pháp luật. Tham khảo bài viết sau của luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Hợp đồng thuê giúp việc phải bằng văn bản

Theo quy định của pháp luật dân sự, việc giao kết hợp đồng được thiết lập bởi 1 trong 3 hình thức bằng văn bản, lời nói và hành vi. Tuy nhiên, đối với hợp đồng đặ thù này thì phải được giao kết bằng văn bản. Quy định được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 180 Bộ luật Lao động 2012

Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình

1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.

Bởi lẽ, đa phần, người giúp việc thường là những người yếu thế hơn, họ thiếu hiểu biết về pháp luật bởi vậy, để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này thì pháp luật quy định với hình thức ký kết bằng văn bản. Người ký kết là một trong những người được quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Người sử dụng lao động:

  • Chủ hộ;
  • Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp;
  • Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp.

Người lao động giúp việc gia đình:

  • Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Sau khi xác định được đối tượng cần ký kết hợp đồng, các bên thực hiện ký kết hợp đồng. Trường hợp thuê nhiều người thì phải thuê riêng từng người.

 

2. Những nội dung phải có trong hợp đồng thuê giúp việc

Theo Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động đối với giúp việc gia đình bao gồm:

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  •  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);
  • Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
  • Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);
  •  Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động;
  • Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.

 

3. Những điểm cần lưu ý: 

Thứ nhất, Hợp đồng giúp việc không bắt buộc phải thử việc: Bởi đây là công việc không quá yêu cầu về chuyên môn, bằng cấp, trình độ bởi vậy, nếu đặt ra quy đinh chặt chẽ về thử việc như các công việc khác thì quyền lợi người lao động khó được đảm bảo. Quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 27/2014/NĐ-CP

Điều 8. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc theo quy định tại Điều 26, Điều 28 và Điều 29 của Bộ luật Lao động.

2. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc.

Tuy nhiên, do xuất phát từ nhu cầu của hai bên cũng để đảm bảo quyết định có tiếp tục công việc hay không thì các bên thỏa thuận việc thử việc. Nhưng thời gian tối đa không quá 6 ngày làm việc. 

Thứ hai, Chỉ được tạm hoãn hợp đồng trong một số ít trường hợp

Tạm hoãn hợp đồng là trường hợp tạm ngừng công việc một thời gian. Tuy nhiên, với người giúp việc mà nói, hành vi này có thể gây ra việc không đảm bảo được công việc và thu nhập của họ . Nghị định 27/2014/NĐ-CP nêu rõ người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình chỉ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong 02 trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Thứ ba, Đơn phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ thời gian báo trước

Cũng giống như các loại hợp đồng và công việc khác, thủ tục báo trước khi nghỉ việc cũng được áp dụng đối với hợp đồng thuê người giúp việc. Tuy nhiên, thời gian này ngắn hơn. Mỗi bên tham gia quan hệ lao động giúp việc gia đình đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày. Căn cứ tại Điều 11, Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP.

Điều 11. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

c) Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động;

d) Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.

Như vậy, dù chỉ đơn thuần là thuê người giúp việc nhưng bạn vẫn phải đảm bảo rằng quá trình thuê và sử dụng lao động này một cách đúng pháp luật. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật lao động tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm