Tình trạng xe khách nhồi nhét khách trong dịp lễ tết

bởi Luật Sư X
Vào mỗi dịp lễ tết thì nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Do đó, lợi dụng điều này mà các nhà xe thường chở số khách quá với quy định để tăng lợi nhuận. Đây là hành vi không chỉ gây khó chịu cho hành khách mà còn là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Vậy hành vi này của các xe khách sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy đọc bài viết này của Luật sư X nhé! 

Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Nhồi nhét khách là hành vi vi phạm pháp luật

Vào những dịp lễ tết, đặc biệt là sắp tới kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao cũng là lúc thu lợi lớn đối với các chủ xe khách. Mặc dù, thời điểm này lực lượng cảnh sát giao thông hoạt động kiểm tra rất nghiêm ngặt nhưng các nhà xe vẫn cố tình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật để đẩy mạnh doanh thu của mình. Đặc biệt là hành vi nhồi nhét khách hay chở quá số người quy định luôn là hành vi các nhà xe thực hiện mỗi dịp lễ tết đến.  Tuy nhiên, xe ô tô chở khách nhồi nhét khách hay chở quá số người quy định là hành vi bị cấm trong quy định Luật giao thông đường bộ 2008, cụ thể:

Điều 68: Vận tải hành khách bằng xe ô tô

1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

2. Mức xử phạt:

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chở quá số người quy định của người điều khiển xe ô tô chở khách được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) bị buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

Đối với những hành vi nhồi nhét khách, chở quá số người thì người điều khiển sẽ bị lập biên bản xử phạt và chia làm 2 trường hợp xử phạt như sau:

  • Loại xe ô tô chở khách bình thường : mức phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng 
  • Loại xe ô tô chở khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km : mức phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng 

Tuy nhiên, tổng mức phạt tiền tối đa sẽ không vượt quá 40.000.000 đồng. Đồng thời người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 5 tháng tùy thuộc vào số lượng người chở quá quy định và còn phải bố trí xe khác để phục vụ cho số khách bị vượt quá theo quy định.

Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp khi thấy chốt kiểm tra giao thông, nhà xe đã thực hiện hành vi dừng xe, đuổi khách xuống xe tạm thời để có thể vượt qua chốt kiểm tra dễ dàng, rồi sau đó sẽ đón lại khách và tiếp tục hành trình. Điều này vừa khiến hành khách cảm thấy khó chịu, vừa gây mất uy tín của nhà xe.

Do đó, kì nghỉ 30/4 – 1/5 sắp tới, các nhà xe không nên vì lợi nhuận mà chở quá số người quy định, nhồi nhé khách. Điều này vừa gây nguy hiểm khi tham gia giao thông, vừa có thể sẽ bị phạt tiền và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Tình trạng xe khách nhồi nhét khách trong dịp lễ tết. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm