Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ mới lớn đam mê tốc độ thường tụ hợp lại với nhau hằng đêm nhằm tổ chức các cuộc thi đua xe trái pháp luật. Mặc dù là cuộc thi tổ chức lén lút, bất hợp pháp nhưng số lượng các thành viên tham gia đua xe là không hề nhỏ. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì hành vi tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
– Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
– Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đường bộ;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tốc độ lái xe dành cho xe cơ giới tại Việt Nam
Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ lái xe dành cho xe cơ giới tại Việt Nam như sau:
– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc).
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. | 60 | 50 |
– Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc).
Loại xe cơ giới đường bộ | Tốc độ tối đa (km/h) | |
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới | |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. | 60 | 50 |
– Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc).
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
– Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc.
- Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.
- Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Tổ chức đua xe trái phép là gì?
Tổ chức đua xe trái pháp luật là việc tổ chức đua xe không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Các biểu hiện của hành vi tổ chức đua xe trái pháp luật như sau:
– Đứng ra tổ chức hoặc là tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để người chơi tham gia vào việc đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe mô tô; đua xe ô tô; đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông mà không xin phép với phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Vạch kế hoạch tổ chức đua xe; chỉ huy việc đua xe; cưỡng bức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, kích động người khác đua xe; quyên góp tiền, cung cấp tiền, tài sản cho người đua xe hoặc để làm giải thưởng cho người đua xe; cung cấp xe cho người đua xe; tổ chức canh gác, bảo vệ hoặc chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ; huy động, lôi kéo, mua chuộc người khác cổ vũ cho cuộc đua.
Tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật, hành vi tổ chức đua xe sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mà sẽ là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 265 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về xử phạt Tội tổ chức đua xe trái phép như sau:
– Người nào tổ chức trái phép việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm:
- Tổ chức cho 10 xe tham gia trở lên trong cùng một lúc hoặc tổ chức 02 cuộc đua xe trở lên trong cùng một lúc;
- Tổ chức cá cược;
- Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
- Tại nơi tập trung đông dân cư;
- Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm về tội này hoặc tội đua xe trái phép.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Chỉ tham gia đua xe trái phép thì có bị phạt tù hay không?
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b Khoản 19 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
- Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 266 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội đua xe trái phép như sau:
– Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
- Tham gia cá cược;
- Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
- Tại nơi tập trung đông dân cư;
- Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy nếu bạn có tham gia đua xe thì tuỳ vào tính chất và hành vi vi phạm mà bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đua xe thì có thể phải đối mặt với hình phạt tù. Bởi hình phạt thấp nhất của Tội đua xe trái phép là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm và cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu?″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giá đền bù đất, bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hoặc vấn đề về di chúc được lập trong bệnh viện có hiệu lực không của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng người điều khiển phương tiện xe đẹp lạng lách, đánh võng. Ngoài ra, người nào tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm.
Bên cạnh đó, không chỉ người điều khiển phương tiện lạng lách, đánh võng bị xử phạt mà những người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe đạp lạng lách, đánh võng cũng bị xử phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nghị định số 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đã được ban hành, thay thế các Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Nghị định 214/2013/NĐ-CP. Theo đó, xe máy điện bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông:
“Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc; hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.