Việc bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiêm vụ vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia. Trong thời đại 4.0 hiện nay, khi công nghệ thông phát triển mạnh mẽ; để thực hiện mưa đồ chính trị; đã có rất nhiều thế lực thù địch, phản động cả trong và ngoài nước đang lợi dụng Internet để thu thập thông tin bí mật nhà nước. Vậy với Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước; thì bị truy cứu trách nhiêm hình sự như thế nào theo quy định?
Xin chào Luật sư: Theo như tôi được biết, hiện nay có rất nhiều các hacker trẻ tuổi đã hack vào các trang web chính của tỉnh , thành phố trên địa bàn cả nước. Thậm trí còn đổi tên các trang web đó. Vì một số lý do như muốn đánh cắp thông tin; hoặc muốn lấy thông tin để trao đổi mua bán; ….. Luật sư cho tôi hỏi: hành vi đó bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật! Nếu còn tái phạm lại thì có bị trục xuất khỏi đất nước không? Tôi xin cảm ơn
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước là gì?
Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước; có thể hiểu là hành vi lấy tài liệu bí mật Nhà nước làm của riêng bằng bất kỳ thủ đoạn nào. Theo quy định của khoản 1, Điều 2, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 thì; “Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan; tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này; chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác”.
Phân loại bí mật Nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin; mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
- Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị; quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại; nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Bí mật nhà nước độ Tối mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh; cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp; đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao, thông tin; và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra; giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng; chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước; nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
- Bí mật nhà nước độ Mật: là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh; cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức; cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng; chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước; nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Các hành vi nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật Nhà nước
Điều 5. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
- Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
- Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính; hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông; trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
- Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ; trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
- Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo; cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
- Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện
Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước bị xử phạt như thế nào?
Hành vi chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào Điều 337 Luật hình sự 2015 sửa đổi bỏ sung 2017; quy định về tội danh này như sau:
- Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước
Khách thể của tội phạm
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về những bí mật quốc gia; xâm phạm sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi làm lộ bí mật Nhà nước,chiếm đoạt, mua bán,tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; được biểu hiện ra bên ngoài bằng những hành vi sau:
Đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước: Hành vi làm lộ bí mật Nhà nước được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, chữ viết hoặc cho người khác xem, nghe, đọc, sao chụp bí mật Nhà nước,…Hậu quả của tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước không phải là yếu tố định tội.
Đối với tội chiếm đoạt, mua bán,tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nhà làm luật quy định ba hành vi phạm tội trong cùng một tội danh.
Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối; uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý tài liệu bí mật nhà nước để lấy các tài liệu đó; hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý tài liệu bí mật nhà nước để lấy các tài liệu đó.
Mua bán tài liệu bí mật nhà nước là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để mua tài liệu bí mật nhà nước để cất giữ; để bán lại cho người khác hoặc bán tài liệu bí mật nhà nước mà mình quản lý; cất giữ cho người khác để lấy tiền hoặc tài sản.
Tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước là làm cho vật hoặc tài liệu bí mật Nhà nước không còn giá trị sử dụng được nữa.
Hậu quả của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước không phải là yếu tố định tội.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi cố ý
Đối với tội chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; tuy điều luật không quy định người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy do cố ý hay vô ý; nhưng bản chất hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước vật; hoặc tài liệu bí mật nhà nước đã chứa đựng sự cố ý của người thực hiện hành vi đó rồi.
Chủ thể của tội phạm
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, thì người phạm tội này thường là những người có trách nhiệm giữ bí mật Nhà nước, những người này nếu cố ý làm lộ bí mật Nhà nước thì thường lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Hình phạt
Người nào cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, chiếm đoạt,mua bán, tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Bí mật Nhà nước thuộc độ tối mật;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hoá.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Bí mật Nhà nước thuộc độ tuyệt mật;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Hình phạt bổ sung
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm lộ bí mật nhà nước bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí
- Mua thiết bị vất tư y tế gây hại cho Nhà nước bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hoạt động in ấn tài liệu chống phá nhà nước bị xử lý như thế nào?
- Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất; phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng theo Khoản 1 Điều 179.
Thứ hai; người phạm tội gây thiệt hại tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo Khoản 2 Điều 179.
Thứ ba; phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên theo Khoản 3 Điều 179.
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu; vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”