Chào Luật sư, tại xóm tôi mới xảy ra một vụ giết người, người bị giết là một chủ tiệm cầm đồ. Vì có hành vi lấy tiền cầm cố với lãi suất cao nên nhiều con nợ đã cùng nhau tính kế giết hại chủ tiệm nhằm mục đích xoá nợ, tuy nhiên lưới trời tuy thưa mà khó thoát, một tháng sang các đồng phạm và ngưởi chủ mưu bị phía công an bắt hết. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi tội đồng phạm giết người bao nhiêu năm tù ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc tội đồng phạm giết người bao nhiêu năm tù?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Đồng phạm là gì?
Khi xem báo đài trong một số vụ án lớn như về mua tuý, buôn người bạn sẽ thường nghe cụm từ đồng phạm. Vậy khi nghe cụm từ đồng phạm bạn có biết thực chất đồng phạm là gì hay không. Nếu chưa biết đồng phạm là gì, mời bạn tham khảo quy định sau đây.
Theo quy định tại Điều 17 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:
– Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
– Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
– Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
– Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Các loại chủ thể đồng phạm trong Tội giết người
Để có thể dễ dàng xác định các loại chủ thể đồng phạm trong Tội giết người, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể tại Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các chủ thể đồng phạm, để các luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ mà xác định.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các chủ thể đồng phạm như sau:
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
– Người tổ chức: Đây là chủ thể đồng phạm có vai trò quan trọng, khơi mào cho tội phạm được thực hiện. Thể hiện ở việc khởi xướng, lập ra kế hoạch, đường lối, tập hợp, lôi kéo và phân công các thành viên hay nói cách khác người tổ chức là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong tội phạm.
– Người xúi giục: Đây là người tác động lên nhận thức hoặc ý chí của người khác nhằm tìm mọi cách để tội phạm được thực hiện, hiện thực hóa tội phạm trên thực tế. Có thể là người không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hoặc là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội.
– Người thực hành: Đây là người trực tiếp thực hiện các hành vi khách quan của tội phạm. Có thể phạm tội ở dạng hành động hoặc không hành động hoặc hành động thông qua môt người khác.
- Hành động trực tiếp: Người hành động tự chính mình thực hiện các hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm như tự mình cầm dao đâm, tự mình dùng súng bắn nạn nhân.
- Hành vi không hành đồng hoặc hành động thông qua môt người khác: Hành vi không hành đồng như các hành vi bỏ mặt không cứu giúp người khác. Còn hành vi hành động thông qua môt người khác thì người khác được đề cập ở đây chính là các chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn dụ dỗ trẻ em dưới 14 tuổi vận chuyển ma tuý.
– Người giúp sức: Đây là người hỗ trợ tích cực, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tội phạm được diễn ra, biểu hiện ở dạng vật chất hoặc tinh thần.
- Giúp sức về vật chất: Như chuẩn bị sẵn công cụ, phương tiện phạm tội, thăm dò trước hiện trường, lập sơ đồ vị trí hướng dẫn, chỉ điểm, thông tin về đối tượng, quan hệ chuẩn bị xâm hại…
- Giúp sức về tinh thần: Như động viên người thực hành (gợi ý mức lợi nhuận khổng lồ khi vận chuyển thành công heroin với số lượng lớn), hứa hẹn về việc che giấu tội phạm, các lợi ích…
Nguyên tắc xử lý tội phạm giết người tại Việt Nam như thế nào?
Để có thể xử lý tội phạm giết người tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hình sự một cách công tâm nhất, pháp luật Việt Nam đã quy định tại Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại Việt Nam như sau.
Theo quy định tại Điều 3 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về nguyên tắc xử lý như sau:
– Đối với người phạm tội:
- Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
- Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
- Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
– Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Tội đồng phạm giết người bao nhiêu năm tù?
Để biết được trường hợp đồng phạm trong Tội giết người sẽ bị tuyên án bao nhiêu năm tù thì các Luật sư, cơ quan/người tiến hành tố tụng phải tham khảo Điều 123 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội giết người quy định cụ thể như thế nào.
Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội giết người như sau:
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Giết 02 người trở lên;
– Giết người dưới 16 tuổi;
– Giết phụ nữ mà biết là có thai;
– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
– Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
– Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
– Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
– Thuê giết người hoặc giết người thuê;
– Có tính chất côn đồ;
– Có tổ chức;
– Tái phạm nguy hiểm;
– Vì động cơ đê hèn.
Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Tội đồng phạm giết người bao nhiêu năm tù?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
– Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
– Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.