Lạm dụng chức vụ quyền hạn là hành vi có chủ thể đặc biệt, đó chính là những người làm việc trong cơ quan có thẩm quyền – tức nắm giữ một chức vụ và quyền hạn mà thực hiện không đúng đắn chức năng quyền hạn ấy. Hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo quy định của Bộ luật Hính sự hiện hành. Vậy tội lợi dụng chức vụ quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành như thế nào? Luật Sư X sau đây xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là gì?
Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi năm 2017; có tên gọi đầy đủ là “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.“
Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chỉ xảy ra trong hoàn cảnh người đó đang tiến hành thực thi công vụ. Do đó, trường hợp ngoài lý do công vụ thì người đó không bị khép vào tội danh này. Một cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này trong trường hợp: người đó vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn
Một hành vi của người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khi nó đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 bao gồm:
- Về mặt khách thể: Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
- Về mặt khách quan: Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng.
- Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
- Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm mang dấu hiệu đặc biệt. Người phạm tội là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và có chức vụ, quyền hạn.
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn bị xử lý thế nào?
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự có tổng cộng 4 khung hình phạt bao gồm 3 hình phạt chính và một hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:
- Khung hình phạt ở Khoản 1: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Khung hình phạt ở Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Khung hình phạt ở Khoản 3: Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
- Khung hình phạt ở Khoản 4: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Tham nhũng đến 3 triệu USD sẽ chịu mức án như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Căn cứ khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017; quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm có trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Như vậy, người nhận hối lộ 50 triệu sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.