Chào Luật sư, dạo gần đây tôi thường xuyên nghe báo đài nhắc đến việc xử phạt các hành vi buôn bán người qua Campuchia, Trung Quốc để làm nô lệ. Chính vì thế tôi muốn tìm hiểu về các hình phạt dành cho các đối tượng phạm tội này. Thế nên, Luật sư có thể cho tôi hỏi Tội mua bán người phạt bao nhiêu năm tù theo bộ luật hình sự như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tội mua bán người phạt bao nhiêu năm tù theo bộ luật hình sự. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định khái niệm về “Buôn bán người”
Quy định khái niệm về “Buôn bán người” được nhiều nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế quy định khá rõ ràng. Hành vi buôn bán người là những hành vi nhằm xem con người mà những loại hàng hoá và tiến hành giao dịch để đổi lại là những lợi ích về vật chất như tiền, vàng hoặc một vật nào đó có giá trị. Chính vì tính chất vô nhân đạo của nó nên hành vi hành bị nghiêm cấm trên thế giới.
Theo quy định tại Công Ước Asean về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em quy định về buôn bán người như sau:
Buôn bán người” là việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc tiếp nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa đảo, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của người có quyền kiểm soát người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ở mức tối thiểu, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc lấy các bộ phận cơ thể.
Theo quy định tại Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của liên hợp quốc quy định buôn bán người như sau:
Buôn bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể
Tội mua bán người phạt bao nhiêu năm tù theo bộ luật hình sự
Tội mua bán người phạt bao nhiêu năm tù theo bộ luật hình sự ? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật người nào có hành vi mua bán người thì có thể đứng trước nguy cơ bị phạt tù nhẹ nhất là từ 05 năm đến 10 năm và bị phạt nặng nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra còn đúng trước nguy cơ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản.
Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về tội mua bán người như sau:
– Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
- Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đối với từ 02 người đến 05 người;
- Phạm tội 02 lần trở lên.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
- Đối với 06 người trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Một số thủ đoạn được dùng để thực hiện hành vi mua bán người
Thủ đoạn được dùng để thực hiện hành vi mua bán người tại Việt Nam hết sức đa dạng và ngày càng tinh vi. Không chỉ bằng các phương thức truyền thống như bắt cóc, lừa đảo, mà ngày nay các hình thức như xuất khẩu lao động, du học, kết hôn nước ngoài cũng bị các đối tượng buôn bán người dòm ngó và lợi dụng. Chính vì thế khi giao tiếp trong xã hội bạn cần phải có sự đề phòng đặc biệt là giao tiếp với những người không quen biết.
- Dụ dỗ xuất khẩu lao động;
Đây hiện là phương thức mà nhiều người dân Việt Nam hiện nay bị dụ dỗ nhiều nhất. Các đối tượng phạm tội sẽ vẽ ra một tương lai sáng lạng khi người dân Việt Nam tham gia vào xuất khẩu lao động ở nước ngoài như tiến hành học tiếng, làm visa, sau đó có xe đưa qua các cửa khẩu. Khi vừa qua đến cửa khẩu các đối tượng lừa đảo sẽ giao con mồi bị lừa cho các nhà buôn người. Đến lúc đó các bị hại mới biết được bản thân mình đã bị lừa.
- Bắt cóc.
Có rất nhiều đối tượng phạm tội buôn người có đường dây từ việc bắt cóc các trẻ em, đây là một thủ đoạn không mới nhưng vẫn có rất nhiều nạn nhân rơi vào bẫy. Chính vì thế trong các thủ đoạn được dùng để thực hiện hành vi mua bán người thì thủ đoạn bắt cóc luôn được đề cập.
- Lừa đảo trên các nền tảng mạng xã hội
Nhiều người bị các đối tượng lừa đảo qua biên giới để lấy hàng giá rẻ về Việt Nam để kinh doanh tuy nhiên thực chất khi qua biên giới rồi không thể lấy hàng được mà còn bị lừa bán vào các vũ trường, hợp đêm để làm phục vụ, bồi bàn.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người của người phạm tội sẽ phụ thuộc vào việc người phạm tội đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức nào. Ví dụ người phạm tội bị tuyên án phạt ở mức 05 năm tù được xác định là tội phạm ở mức độ nghiêm trọng từ đó dẫn đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người sẽ được ước định ở mức 10 năm.
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tội mua bán người phạt bao nhiêu năm tù theo bộ luật hình sự”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mẫu đơn xin xác nhận hạnh kiểm. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội như sau:
– Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
– Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
– Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.