Tội nhận hối lộ là gì? Quy định về tội nhận hối lộ

bởi Ngọc Gấm
Tội nhận hối lộ là gì?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Tội nhận hối lộ là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay các cơ quan điều tra ngày càng khui ra nhiều vụ nhận hối lộ diễn ra trong các cơ quan nhà nước đặt biệt là trong lĩnh vực công an; quân đội; Toà án; Viện kiểm sát; khiến cho dư luận xã hội không khỏi bàng hoàn; bức xúc. Vậy Tội nhận hối lộ là gì? đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam nói chung cần được giải đáp để hiểu rõ về Tội nhận hối lộ.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tội nhận hối lộ là gì? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP

Nhận hối lộ là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự hiện hành thì nhận hối lộ là ành vi của một người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; trực tiếp hoặc thông qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác; để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa lợi ích cho họ

Tội nhận hối lộ là gì?

Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự hiện hành thì Tội nhận hối lộ là tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ. Nếu một người nào đó có hành vi đủ yếu tố cấu thành hành vi nhận hối lộ; tuy nhiên không phải là người có chức vụ quyền hạn thì sẽ không cấu thành tội nhận hối lộ. Yếu tố chủ chốt phân biệt Tội nhận hối lộ với các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự đó là yếu tố chủ thể phạm tội. Theo quy định tại khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự Tội nhận hối lộ được quy định như sau:

Dấu hiệu pháp lý của Tội nhận hối lộ theo quy định của Bộ luật Hình sự

Về mặt khách thể: Khách thể của Tội nhận hối lộ là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong Nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Về mặt chủ thể: Người có chức vụ quyền hạn (không chỉ trong tổ chức nhà nước mà còn có thể ở các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước).

Ví dụ: Phó Chánh án Toà án nhân dân Huyện X nhận 300 triệu từ gia đình anh Y để không tiếp nhận hồ sơ giải quyết vụ án tranh chấp đất đai giữa gia đình anh Y với gia đình anh X; sau đó đã bị Cơ quan Công an huyện X phát hiện. Lúc này chủ thể phạm tội nhận hối lộ là Phó Chánh án Toà án nhân dân Huyện X (chủ thể là người có chức vụ quyền hạn).

Về mặt khách quan:

Hành vi: Hành vi nhận hối lộ là hành vi của một người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Hậu quả: Một hành vi nào đó đã được thực hiện để đáp ứng nhu cầu mà người đưa hối lộ đã đề ra.

Mặt chủ quan:

  • Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp.
  • Mục đích: Có được lợi ích nào đó từ việc thực hiện hành vi hay công việc từ việc nhận hối lộ theo yêu cầu của người đưa.
Tội nhận hối lộ là gì?
Tội nhận hối lộ là gì?

Các hình phạt của Tội nhận hối lộ quy định của Bộ luật Hình sự

Đối với cá nhân phạm tội, tuỳ vào tính chất mức độ phạm tội mà sẽ có các khung hình phạt, định khung tặng nặng với các mức độ khác nhau:

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

– Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

– Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

– Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Lưu ý: Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự về Tội nhận hối lộ.

Nghị quyết hướng dẫn chi tiết các trường hợp phạm tội có liên quan đến Tội nhận hối lộ

Thứ nhất, nguyên tắc xử lý đối với Tội nhận hối lộ:

  • Việc xử lý Tội nhận hối lộ phải bảo đảm nghiêm khắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
  • Trong quá trình tố tụng, người phạm tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.

“Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là trường hợp người phạm tội đã tự mình nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tội. Cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ đối với trường hợp người phạm tội sau khi phạm tội đã tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại hoặc không phản đối việc cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, những người thân khác nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản mà mình tham ô, nhận hối lộ.

Đối với trường hợp trong cùng vụ án, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội, trong đó có tội nhận hối lộ nhưng đã chủ động nộp lại số tài sản bằng ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ thì cũng được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản nhận hối lộ, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định tài sản có nguồn gốc từ tội phạm khác.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi tham ô số tiền 4.000.000.000 đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền 2.000.000.000 đồng. Sau khi A bị khởi tố, vợ của A đã chuyển nhượng nhà đất là tài sản riêng của mình để thay A nộp lại số tiền 3.000.000.000 đồng thì được coi là chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô.

Thứ hai, hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự (cụ thể là nhận hối lộ).

– Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự:

  • Nhưng mỗi lần trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ, gây thiệt hại về tài sản dưới mức tối thiểu quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời trong các hành vi đó chưa có lần nào bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật, nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc thiệt hại bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng trị giá tài sản chiếm đoạt tài sản, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 15-9-2019, A tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng; ngày 30-12-2019, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 1.500.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Các hành vi này của A đều chưa bị xử lý kỷ luật và chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật. Trường hợp này, tổng số tiền nhận hối lộ của A được xác định là 4.500.000 đồng nên A bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

– Trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng một loại hành vi quy định tại Chương XXIII của Bộ luật Hình sự, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm và tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại của các lần vi phạm thuộc khung hình phạt tăng nặng, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại, họ còn bị áp dụng tình tiết định khung tặng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

  • Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc tài sản thiệt hại thuộc khoản 2 của điều luật tương ứng thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 15-8-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 50.000.000 đồng; ngày 30-6-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 100.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng 02 tình tiết tăng nặng định khung là: “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” và “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm c và điểm đ khoản 2 Điều 354 của Bộ luật Hình sự.

  • Nếu tổng trị giá tài sản chiếm đoạt hoặc của hối lộ nhận hoặc tài sản thiệt hại thuộc khung hình phạt tăng nặng khác thì người phạm tội bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên”.

Ví dụ: Ngày 11-3-2019, Nguyễn Văn A có hành vi nhận hối lộ số tiền 400.000.000 đồng; ngày 30-7-2020, A lại tiếp tục nhận hối lộ số tiền 200.000.000 đồng bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Trường hợp này, A bị áp dụng tình tiết tặng nặng định khung “của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng” theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 354 và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Tội nhận hối lộ là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi khác gì nhau?

Về mặt khách quan: dấu hiệu bắt buộc của tội nhận hối lộ là phải có sự thỏa thuận trước giữa người nhận và người đưa hối lộ về của hối lộ cũng như về việc làm có lợi cho người đưa hối lộ, còn dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi nhận tiền, hiện vật hoặc lợi ích vật chất khác

Thủ đoạn phạm tội của tội nhận hối lộ là gì?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.
– Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:
a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).
a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).

Định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ được quy định ra sao?

Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhậ hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm