Chào Luật sư X. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều bài đăng trên các trang mạng facebook mang xu hướng xuyên tạc, nói xấu và kích động, chống phản quốc, các bài đăng này đa số là người Việt Nam đang sinh sống tại nước . Họ sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, tập hợp dư luận, kích động, lôi kéo, gây hoang mang cho người dân. Chuyển hóa các bài viết có sẵn thành thơ hoặc bài hát phát trên các kênh âm nhạc trực tuyến làm công cụ tuyên truyền trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Điều này gây ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị vô cùng to lớn, nếu người đọc không đủ tỉnh táo nhận thức được đây là tin giả thì có thể dẫn đến bị các đối tượng xấu lôi kéo. Vậy hiện nay pháp luật quy định như thế nào về loại tội phạm này và mức xử lý như thế nào? Mong được hỗ trợ giải đáp.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết liên quan đến chủ đề: “Tội phản quốc bị xử phạt như thế nào?“
Căn cứ pháp lý
Tội phản bội tổ quốc là gì?
Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
- Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tội phản bội tổ quốc là hành vi của công dân Việt Nam câu kết với người nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh của Việt Nam.
Tội phản quốc bị xử phạt như thế nào?
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phản bội tổ quốc
Hành vi câu kết cũng đã thể hiện lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Do vậy, dấu hiệu lỗi được quy định ở tội phạm này được hiểu là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.
Mục đích phạm tội được quy định là mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Hình phạt chính
Căn cứ quy định tại Điều 108 BLHS 2015 thì người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như:
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Trường hợp người nào có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh nhưng trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì chỉ chịu hình phạt trong khung là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Thời hạn phạt tù từ 01 năm đến 05 năm chỉ áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định về tội phạm này, bên cạnh đó, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Điển hình, ở tội phạm này, Luật đã quy định cụ thể khung hình phạt áp dụng cho trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Các tình tiết giảm nhẹ này được quy định tại khoản Điều 51 BLHS 2015. Tuy nhiên, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nếu các tình tiết đó hợp lý và phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 109 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Chủ thể của hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội.
Khách thể của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này là chính quyền nhân dân các cấp từ trung ương đến địa phương. Tùy theo tính chất, quy mô của tội phạm, những người phạm tội có thể hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ở một cấp, một địa phương nào đó, song mục tiêu cuối cùng của chúng là lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế – xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Đối tượng nào được đổi giấy phép lái xe?
- Thủ tục thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước 2023
- Thủ tục mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước năm 2023
- Sổ đỏ bị mất có xin cấp lại được không?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Tội phản quốc bị xử phạt như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN về đặc xá năm 2021.
Theo đó, tại Điều 4 quy định về các trường hợp không được đề nghị đặc xá như sau:
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quyết định này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định là công dân Việt Nam – Người mang quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hay đang định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không thể là chủ thể của tội phạm này.
Tội phản bội Tổ quốc khác với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ở chỗ: Tội phản bội Tổ quốc có dấu hiệu câu kết với nước ngoài, còn tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có dấu hiệu câu kết với nước ngoài. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cho thấy, người phạm tội có xu hướng móc nối với nước ngoài nhằm nhận sự giúp đỡ về vật chất, phi vật chất của nước ngoài để thực hiện mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Cần phân biệt hai trường hợp: Nếu người phạm tội chưa liên hệ hoặc đã liên hệ được với nước ngoài nhưng chưa nhận được sự thỏa thuận giúp đỡ, tài trợ nào đã bị phát hiện, thì truy cứu TNHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Nếu đã liên hệ, bàn bạc với nước ngoài, nhận sự giúp đỡ của nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị truy cứu TNHS về tội phản bội Tổ quốc.