Hiện nay không chỉ có những hành vi tự ý xuất cảnh trái phép mà còn có những hành vi nguy hại hơn là việc tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép. Đây là hành vi không thể chấp nhận được. Có thể nói đây là hành vi phạm tội có tổ chức, có kế hoạch và đã lên kế hoạch từ sẵn. Việc xuất cảnh trái phép gây ra nhiều hậu họa đối với đất nước. Đó có thể là người mà đất nước không cho phép xuất cảnh hoặc người phạm tội,… Vậy mời quý khách hàng đi tìm hiểu bài viết “Tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép xử phạt ra sao?” cùng LSX nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019
Tổ chức cho người khác xuất cảnh có bị vi phạm pháp luật không?
Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Đối với mỗi hành vi thuộc một lĩnh vực luật khác nhau đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Trong đó không thể không thiếu những quy định pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong xuất nhập cảnh như sau:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
- Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
- Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Có thể hiểu hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép là hành vi môi giới, giúp đỡ, che giấu và tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh trái phép. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật cấm.
Tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đây là hành vi vi phạm pháp luật có tính chất vô cùng nghiêm trọng nên hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Khung 1: Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với từ 05 người đến 10 người;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Đối với 11 người trở lên;
- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết người.
Khung 4: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khác biệt với tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài như thế nào?
Căn cứ theo quy định mục 2.1 đến mục 2.5 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 quy định như sau:
Tính chất
Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,…) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài…; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,…).
Xử lý hành vi phạm tội
Điều 348 BLHS quy định nhiều hành vi phạm tội khác nhau (tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép). Trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội độc lập mà mỗi hành vi đều cấu thành một tội độc lập thì xử lý về nhiều tội. Ví dụ 1: A tổ chức cho B xuất cảnh trái phép, sau đó A lại tổ chức cho B nhập cảnh trái phép, thì bị xử lý về 02 tội. Trường hợp người phạm tội có mục đích cho người khác ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho người đó nhập cảnh trái phép để ở lại Việt Nam (hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là điều kiện để thực hiện hành vi tổ chức ở lại Việt Nam trái phép), thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép”. Ví dụ 2: C có mục đích cho E ở lại Việt Nam trái phép nên đã tổ chức cho E nhập cảnh trái phép để E ở lại Việt Nam, thì C bị xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép” theo Điều 348 BLHS.
Đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài nhưng chưa đưa được qua biên giới, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đưa được qua biên giới mà bị phát hiện, bắt giữ, nhưng người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Việc xử lý đối với trường hợp đưa người đã nhập cảnh trái phép vào sâu trong nội địa Việt Nam
Trường hợp đưa dẫn người nhập cảnh trái phép đi sâu vào nội địa Việt Nam, thì tùy từng vụ việc cụ thể để đánh giá, phân loại, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp người được thuê biết trước việc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã thoả thuận hoặc tiếp nhận ý chí của người tổ chức, môi giới, đưa dẫn người vào sâu trong nội địa Việt Nam, thì xử lý về “Tội tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép” với vai trò đồng phạm. Trường hợp biết rõ người khác đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, nhưng vì vụ lợi đã đưa dẫn người đó vào sâu trong nội địa Việt Nam để lưu trú, tìm việc làm, thì xem xét xử lý về “Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Hy vọng những quy định xử phạt đã được nêu ra trong bài viết về tội tổ chức xuất cảnh trái phép sẽ đem lại kiến thức pháp lý mới cho độc giả. Bên cạnh đó cũng hy vọng sẽ không ai làm hành vi vi phạm pháp luật này. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc, chúng tôi sẽ giải đáp, đưa ra ý kiến tư vấn cho những thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Có thể bạn quan tâm
- Chống đối cảnh sát giao thông bị xử lý thế nào?
- Đất thổ cư có phải đóng thuế không?
- Hành vi cho thuê rừng trái pháp luật bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài
Câu hỏi thường gặp
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Yếu tố “vụ lợi” là động cơ người phạm tội nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Qua thực tiễn thấy, động cơ của người phạm tội chủ yếu vì lợi ích vật chất; trường hợp người phạm tội vì lợi ích phi vật chất thì cần phải chứng minh rõ lợi ích phi vật chất đó để bảo đảm việc buộc tội có căn cứ.
Tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.