Trích lục giấy khai sinh ở đâu?

bởi Luật Sư X
trích lục giấy khai sinh


Giấy khai sinh có thể nói là một trong những giấy tờ quan trọng đối mỗi cá nhân. Vậy trong một số trường hợp như cá nhân mất giấy đăng kí khai sinh hoặc giấy khai sinh bị rách, nhàu nát không sử dụng được… phải xử lý như thế nào? Theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP đã quy định, cũng như những bản sao được cấp từ sổ gốc khác, trích lục khai sinh có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính. Vậy trích lục khai sinh ở đâu?

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi là khi thực hiện thủ tục trích lục khai sinh thì cần lưu ý những gì? quy trình thủ tục trích lục khai sinh ở đâu? tôi xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 15/2015/BTP

Nội dung tư vấn

1. Các trường hợp được yêu cầu cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh

Có 02 trường hợp để yêu cầu trích lục Giấy khai sinh  theo quy định của Luật hộ tịch 2014 đó là:

  • Công dân yêu cầu trích lục khi mất giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh bị rách, nhàu nát không sử dụng được…
  • Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu.

2. Trích lục khai sinh ở đâu?

Trước hết, Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 có quy định: “Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”. 

Như vậy, theo quy định trên thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh. Vậy Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm những cơ quan nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì: “Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật”.

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch sẽ bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Bộ Tư pháp, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. 

Như vậy, thông qua những quy định trên của pháp luật có thể khẳng định rằng khi bạn muốn được cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh, bạn có thể yêu cầu mọi cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trên cấp trích lục cho bạn. Nhưng, để đơn giản và thuận tiện nhất, bạn nên thực hiện tại nơi  bạn đã đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Bà X làm mất giấy Khai sinh, bà được đăng ký khai sinh tại UBND phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhưng hiện nay bà làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Để nhanh chóng và thuận tiện bà đến UBND phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội để xin cấp bản sao trích lục giấy Khai sinh, bản sao trích lục giấy khai sinh có giá trị tương đương bản chính mặc dù trên thực tế bản trích lục sẽ không giống bạn gốc.

 

3. Hồ sơ và quy trình cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Một bộ hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh bao gồm những thành phần sau:

  • Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo mẫu);
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân;
  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • Giấy tờ ủy quyền, trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục:
    • Đối với trường hợp người được ủy quyền không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực.
    • Đối với trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì phải có Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm trong trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh của cá nhân thì cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ, bộ hồ sơ của bạn sẽ không cần phải có văn bản này.

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ trích lục khai sinh ở đâu?

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, bạn mang bộ hồ sơ đó đến nộp tại một trong các cơ quan có thẩm quyền như đã nêu trên. 

Người làm công tác hộ tịch tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ xem xét thành phần hồ sơ, nội dung trong các văn bản đó để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. 

  • Nếu hồ sơ của bạn chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.Nếu hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà bạn không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối.
  • Còn nếu hồ sơ đã hợp lệ, thì bạn sẽ được cấp giấy biên nhận, đồng thời cũng chính là giấy hẹn trả kết quả thủ tục hành chính.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi, nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, người làm công tác hộ tịch sẽ rà soát hồ sơ hộ tịch và trả kết quả cho bạn theo ngày trên giấy hẹn trả. Theo đúng ngày đó, bạn quay lại nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Hiện nay, kết quả trích lục khai sinh có thể là “Bản sao trích lục khai sinh” hoặc “bản sao giấy khai sinh” tùy từng địa phương trích lục:

làm lại giấy khai sinh, trích lục khai sinh

làm lại giấy khai sinh, trích lục khai sinh, trích lục khai sinh ở đâu

Trên đây là tư vấn của chúng tôi hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khi quý khách có nhu cầu, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi cho tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các trường hợp được yêu cầu cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh” answer-0=”Có 02 trường hợp để yêu cầu trích lục Giấy khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch 2014 đó là: 1. Công dân yêu cầu trích lục khi mất giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh bị rách, nhàu nát không sử dụng được… 2. Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu. ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Trích lục khai sinh ở đâu?” answer-1=”Trước hết, Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 có quy định: “Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”. ” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có thể liên hệ với Luật sư X như thế nào?” answer-2=”Hotline: 0833 102 102 hoặc đến địa chỉ văn phòng tại Số 44 Tòa 18T2 đường Lê Văn Lương, Hà Nội” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm