Trốn chốt kiểm soát để về quê có thể bị xử phạt đến 12 năm tù

bởi PhuongMai
Trốn chốt kiểm soát để về quê có thể bị xử phạt đến 12 năm tù

Dịch bệnh Covid đã khiến nhiều người rơi vào tình trạng khó khăn; do mất đi việc làm; nguồn thu nhập bị giảm sút; giả cả tại những trung tâm lớn tăng cao khiến họ không thể trang trải được cuộc sống của mình. Nhiều người đã lựa chọn cách về quê từ thời điểm dịch mới bùng phát; nhiều người chọn cách ở lại tiếp tục bám trụ và mong dịch sẽ sớm ổn định. Nhưng tình hình dịch bệnh dù có tiến triển nhưng đang khá chậm; và phải một thời gian nữa mới có thể ổn định. Tuy nhiên, hiện tại; nhiều địa phương có nhiều quy định gắt gao với người ra vào tỉnh; nên nhiều người đã nảy sinh ý định trốn chốt để về quê. Vậy hành vi trốn chốt kiểm soát để về quê có thể bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Trưa 24-9, Công an xã Long Bình; nhận được tin báo về việc có một người đàn ông quần áo ướt sũng đang đi bộ trên đường nông thôn; hỏi đường về TP Vị Thanh. Người đàn ông hỏi đường có biểu hiện nghi vấn trốn các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID-19. Khi được mời về trụ sở công an, ông này thừa nhận làm thuê ở TP.HCM. Sáng 24-9, ông đi nhờ xe tải luồng xanh từ TP.HCM về Kiên Giang. Khi đến địa bàn thị xã Long Mỹ, do không xuất trình đủ các loại giấy tờ liên quan nên không qua được. Vậy nên ông xuống xe tại địa phận huyện Phụng Hiệp rồi lội kênh để về quê.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Xử lý hành chính đối với hành vi trốn chốt kiểm soát để về quê

Theo đó, hành vi trốn chốt kiểm soát để về quê có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xử lý hình sự đối với hành vi trốn chốt kiểm soát để về quê

Không chỉ vậy, hành vi này còn có thể bị xem xét để bị xử lý về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; làm chết người.
  • Phạt tù từ 10 năm đến 12 năm trong trường hợp: dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; làm chết 02 người trở lên.

Giải quyết tình huống

Thường những trường hợp trốn chốt kiểm soát để về quê sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, xét từ hoàn cảnh của những người phải trốn chốt như vậy; địa phương thường sẽ ưu tiên đưa người đó đi cách ly y tế để sớm được trở về với quê hương.

Tuy nhiên, nếu người đó đã bị nhiễm bệnh; hoặc biết mình có khả năng đã bị nhiễm bệnh những vẫn cố ý trốn chốt kiểm soát dịch; khả năng cao người đó sẽ bị khởi tố với hành vi “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Trốn chốt kiểm soát để về quê có thể bị xử phạt đến 12 năm tù“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu người từ nơi khác về bị chặn lại từ chốt kiểm dịch; nhưng vẫn cố ý chống đối, cố gắng trốn vào địa phận địa phương; thì bị xử lý như thế nào?

Nếu người từ nơi khác về bị chặn lại từ chốt kiểm dịch; nhưng vẫn cố ý chống đối, cố gắng trốn vào địa phận địa phương có thể bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ.

Nếu người từ Hà Nội về tỉnh khác nhưng bị buộc quay đầu; nhưng không thể quay lại Hà Nội thì sẽ xử lý ra sao?

Trường hợp này, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú sẽ có hướng xử lý. Thường là tỉnh đó sẽ tiếp nhận người từ Hà Nội về và đưa đi cách ly tập trung.

Hiện nay, để vào Hà Nội cần có những giấy tờ gì?

Hiện nay, để vào Hà Nội cần có: giấy chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine; giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid – 19. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn sẽ phải cách ly tập trung.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm