Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện “3 tại chỗ” bị xử lý ra sao?

bởi HuongGiang

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến càng ngày càng phức tạp; theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng nhiều tỉnh thành phải giãn cách xã hội và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch. Nhiều doanh phải thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định cùng với thực hiện “3 tại chỗ” theo quy định. Vậy trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được “3 tại chỗ” bị xử lý như thế nào? Đây là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Công ty của tôi vừa đáp ứng điều kiện quy định thực hiện “3 tại chỗ”. Nếu công ty tôi vi phạm quy định này thì tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao?. Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị 16/CT-TTg

Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế

Thế nào là không thực hiện “3 tại chỗ” ?

Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM Ngày 14/7/2021; Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội – Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam  về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly; vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; trong đó có nội dung liên quan đến mô hình “3 tại chỗ”như sau:

Doanh nghiệp thực hiện 03 tại chỗ (sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách; chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động. Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động mà không thực hiện các phương án trên; là không thực hiện “3 tại chỗ” và sẽ bị xử phạt theo quy định. Vì việc doanh nghiệp không thực hiện có thể khiến tỷ lệ mắc bệnh của người lao động tăng cao; bởi lẽ doạnh nghiệp là nơi có lượng người lao động nhiều nên rất dễ lây lan dịch bệnh.

Vừa qua nhiều doanh nghiệp không đáp ứng “3 tại chỗ” nên đã cho công nhân tạm nghỉ việc. Theo một số công ty có số lao động lớn, việc bố trí nơi ăn, ở, nghỉ ngơi, vệ sinh… cùng lúc cho hàng ngàn công nhân tại nơi làm việc là điều không thể. Và còn rất nhiều lý do khác nhiều công ty đưa ra không thể thực hiện “3 tại chỗ”; nên tạm thời cho công nhân nghỉ việc.

Xử phạt doanh nghiệp không thực hiện “3 tại chỗ”

Trường hợp các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc danh mục được tiếp tục hoạt động; khi đang áp dụng Chỉ thị 16 nhưng không thực hiện “3 tại chỗ” theo yêu cầu của chính quyền địa phương; thì có thể bị coi là không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có thể bị phạt.

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì mức phạt hành chính đối với tổ chức không thực hiện “3 tại chỗ” lên đến 20 triệu đồng. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính đối một hoặc nhiều hành vi vi phạm sau:

– Vi phạm các quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm

– Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

– Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

– Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

Ngoài ra; doanh nghiệp còn có thể bị phạt khi vi phạm quy định khác về y tế dự phòng sau đây

Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình thức xử phạt hành chính; theo Chỉ thị 16, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đó sẽ bị yêu cầu ngừng hoạt động.

Xử phạt người lao động không thực hiện “3 tại chỗ”

Người lao động, công nhân đi làm việc tại đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh; đã bị yêu cầu ngừng hoạt động thì có thể bị coi là ra đường không có lý do chính đáng; vi phạm chính sách giãn cách xã hội mà địa phương đang áp dụng theo chỉ thị 16.

Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;

c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

d) Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

……..

Như vậy công ty vi phạm quy định về thực hiện “3 tại chỗ” sẽ ảnh hưởng đến bạn. Công ty đã bị yêu cầu ngừng hoạt động vì vậy bạn sẽ tạm thời không làm việc; nếu vẫn đi làm bạn sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 3 triệu do vi phạm quy định về giãn cách xã hội.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề; “Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện “3 tại chỗ” bị xử lý ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
Như vậy trường hợp không đeo khẩu trang ra đường có thể bị phạt từ 1 triệu cho đến 3 triệu đồng

Xử phạt vi phạm về áp dụng biện pháp chống dịch cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng

Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
(Quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP).

Trường hợp được xem là ra đường khi cần thiết theo Chỉ thị 16

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 2601/VPCP-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, những trường hợp được xem là cần thiết khi ra đường là:
(1) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
(2) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
(3) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm