Tự sửa kết quả xét nghiệm và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

bởi HoangVinh
Tự sửa kết quả xét nghiệm và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp; nhiều địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên; khoảng thời gian này cũng xuất hiện các đối tượng lợi dụng mạng xã hội; chia sẻ thông tin sai sự thật nhằm mục đích tạo chú ý; gây hoang mang dư luận hay là mục đích cá nhân. Ngày 8/8 vừa qua, một nam thanh niên đã tự sửa kết quả xét nghiệm; của mình để đăng lên các hội nhóm. Vậy hành vi Tự sửa kết quả xét nghiệm Covid-19 và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Tự sửa kết quả xét nghiệm

Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh và khó lường; chủ động phát hiện sớm các ca nhiễm bằng phương pháp xét nghiệm; là cách để ngăn chặn và giảm nguy cơ lây nhiễm, phát tán mầm bệnh trong cộng đồng.

Sau thời gian lấy mẫu và xét nghiệm, cơ sở y tế xét nghiệm Covid – 19; sẽ trả kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm. Do đó, hành vi tự sửa kết quả xét nghiệm; được hiểu là hành vi làm thay đổi kết quả xét nghiệm của cơ sở y tế từ dương tính sang âm tính; hoặc ngược lại nhằm mục đích cá nhân.

Do phiếu xét nghiệm của cơ sở y tế đưa ra cho người xét nghiệm; có thể là dạng văn bản hoặc bản mềm ( dạng trực tuyến). Do đó, đối tượng tùy theo trường hợp có thể dùng phương cách này; hay phương cách khác để chỉnh sửa kết quả xét nghiệm Covid – 19.

Như vậy, từ thông tin kết quả xét nghiệm Covid – 19 đúng; đối tượng đã biến nó trở nên tin giả, tin sai sự thật và có thể gây ra hệ lụy khôn lường khi lan truyền thông tin này trên mạng xã hội; nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang là mối lo của toàn dân, toàn quân, toàn đất nước.

Tin giả về kết quả xét nghiệm Covid-19

Tin sai sự thật là những thông tin sai, thường là giật gân; được phát tán dưới vỏ bọc tin tức, các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp; lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Hiện nay, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp; nhiều thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã phát tán trên không gian mạng; nhiều thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc diễn biến dịch bệnh; cũng như công tác chỉ đạo, điều hành; của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương nước ta; trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, nhằm câu view, câu like, gây hoang mang trong dư luận xã hội; mà một số cá nhân, tổ chức lợi dụng tình hình dịch bệnh để đưa những thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19

Xử phạt hành vi đăng tin giả về kết quả xét nghiệm Covid-19

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định;

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

Như vậy mức xử phạt tiền sẽ từ 10 đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Nếu cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức:

Do đó, đối với cá nhân tung tin giả về kết quả xét nghiệm Covid-19 lên mạng xã hội sẽ bị phạt hành chính từ 05 đến 10 triệu đồng.

Tự sửa kết quả xét nghiệm và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?

Vào ngày 8/8, nam thanh niên T đến Phòng khám Đa khoa tư nhân An Phát (thị trấn Me, Gia Viễn) để xét nghiệm nhanh COVID-19 và có kết quả âm tính. Tuy nhiên, sau đó Tú chụp lại phiếu thông báo kết quả xét nghiệm COVID-19 và sử dụng phần mềm để chỉnh sửa kết quả phiếu thông báo. Sau đó, T đăng tải lên mạng xã hội Zalo nhằm mục đích gây chú ý.

Ngay sau đó, hình ảnh trên đã được chia sẻ rộng trên mạng xã hội zalo, gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn địa phương.

Hành vi của T là hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội do đó căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 101, và khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, mức xử phạt của T là từ 05 đến 10 triệu đồng.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về; Tự sửa kết quả xét nghiệm Covid-19 và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả được hiểu như thế nào?

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả được hiểu là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đối với hành vi làm giả phiếu kết quả xét nghiệm COVID-19, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nếu tẩy, sửa trực tiếp vào phiếu xét nghiệm có đóng dấu của cơ sở y tế thì đây là hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Thế nào là hành vi chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook?

Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook là hành vi cung cấp những thông tin không chính thống, sai lệch trên mạng xã hội. Nhằm truyền bá rộng rãi, thu hút sự quan tâm của dư luận

Xử lý hành chính đối với hành vi chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook

 căn cứ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP Hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm