Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về vấn đề bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể là khi đến các khu di tích tôi thấy có những người vẽ, viết lên di tích, tôi thắc mắc rằng khi vẽ bậy lên di tích lịch sử phạt bao nhiêu tiền? Liệu hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử có thể bị truy cứu những tội danh nào? Mong luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến LSX, nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Di tích lịch sử là gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Trong đó, di tích lịch sử được các xếp hạng như sau:
– Di tích lịch sử cấp tỉnh
– Di tích lịch sử cấp quốc gia
– Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
Các tiêu chí của di tích lịch sử
Để được xem là một di tích lịch sử, thì đối tượng đó phải có một trong các tiêu chí được quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), cụ thể như sau:
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
– Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
– Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
Vẽ bậy lên di tích lịch sử có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 13 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009) có quy định như sau:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 71 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi vẽ bậy lên di sản là hành vi hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa, tức là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vẽ bậy lên di tích lịch sử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 1, khoản 6, khoản 7 và khoản 9 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (một số điểm, cụm từ được bãi bỏ, bổ sung bởi điểm b, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP) :
Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
…
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
…
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trừ trường hợp vi phạm các quy định về di sản thiên nhiên được quy định tại Luật bảo vệ môi trường;
…
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 7 Điều này;
Như vậy, người vi phạm có thể chịu các hình thức xử phạt hành chính trên cho hành vi xâm phạm của mình đối với di tích lịch sử. Mức xử phạt trên được áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức, thì mức phạt là gấp đôi khung phạt tiền nêu trên, căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử có thể bị truy cứu những tội danh nào?
Hành vi vẽ bậy lên di tích lịch sử có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đầy đủ cấu thành phạm tội, đối với những tội danh sau:
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản – Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
+ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng – Điều 345 Bộ luật Hình sự 2015:
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi vẽ bậy lên di tích lịch sử phạt bao nhiêu tiền?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn rủi ro. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Ví dụ như Phố cổ Hội An, Nhà thờ Phát Diệm…
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
– Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
– Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
– Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
– Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
Các công trình được xem là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
– Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
– Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
– Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
– Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.