Vi phạm pháp luật là gì?

bởi NguyenThiLanAnh
Vi phạm pháp luật là gì?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều. Ta vẫn thường nghe mọi người nói về hành vi như thế này, như thế kia là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, có không ít người nhầm lẫn, không hiểu chính xác vi phạm pháp luật là gì? Quy định ra sao. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật; có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Dấu hiệu của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:

1) Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động;

2) Là hành ví trái quy định của pháp luật. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điểu pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm;

3) Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật;

4) Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện (nếu chủ thể hành vi trái pháp luật là cá nhân thì người đó phải đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó).

Tuỳ thuộc vào tính chất của vi phạm pháp luật, vào hậu quả có hại và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như tính chất của chế tài có thể được áp dụng đối với hành vi mà các vi phạm pháp luật được chia thành hai loại là tội phạm và vi phạm; trong đó vi phạm có thể là vi phạm hành chính; vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật nhà nước.

Cấu thành vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:

– Hành vi trái pháp luật

Bất kỳ một vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật; nghĩa là, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân; hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó; thì không có vi phạm pháp luật xảy ra.

– Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội

Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra.

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra, nói cách khác; sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả; thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó – trực tiếp gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác.

Ngoài ra trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm…

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:

– Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật:

Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội.

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vị của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý vì quá tự tinChủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc Có thể ngăn chặn được.

+ Lỗi vô ý cẩu tả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.

– Động cơ vi phạm

Động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thế thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường khi thực hiện vi phạm pháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn…

– Mục đích vi phạm

Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được; khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên, cần chú ý là không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế; cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được.

Chủ thể vi phạm pháp luật

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các ngành khoa học pháp lý cụ thể.

Xem thêm: Chủ thể của tội phạm là gì?

Khách thể vi phạm pháp luật

Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau; do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Vi phạm pháp luật là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Dừng đèn đỏ ở bóng râm có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định của pháp luật, việc dừng đèn đỏ ở bóng râm là hành vi vi phạm pháp luật; bởi không ai có thể biết được người đằng trước sẽ dừng ở đâu. Việc dừng ở bóng râm khiến xe sau không kịp thời tránh được; có thể dẫn đến tai nạn liên hoàn.

Chưa ly hôn mà có con với người khác có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ quy định khoản 2, Điều 5, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
“Người đang có vợ; có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợchưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Do đó; việc chưa ly hôn mà có con với người khác là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Làm người yêu có thai nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?

Trong trường hợp một trong hai bên là người dưới 16 tuổi; mặc dù cả hai bên hoàn toàn tự nguyện; thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 145 Bộ Luật hình sự 2015; về hành vi quan hệ tình dục với người từ 13 đến dưới 16 tuổi. Trong trường hợp này, thì khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm