Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn và đã được giấy chứng nhận của Nhà nước. Trong đó, vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; bên cạnh đó còn có nghĩa vụ sống chung với nhau trừ khi hai người có thỏa thuận khác. Đặc biệt, việc quan hệ tình dục có thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì mối quan hệ vợ chồng khiến cho cả hai người cùng hạnh phúc. Vậy khi mà người vợ bị chồng xâm phạm thì người vợ đó có được tố giác chồng về tội hiếp dâm hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Vợ có được tố giác chồng về tội hiếp dâm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Chồng ép vợ quan hệ tình dục
Căn cứ theo Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội hiếp dâm có thể hiểu một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm nếu:
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác;
– Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Theo quy định trên, việc định tội này không loại trừ mối quan hệ vợ chồng. Do đó, nếu chồng dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… để ép vợ phải giao cấu…trái với ý muốn của người vợ thì tùy vào tính chất, mức độ mà có thể bị phạt Tội Hiếp dâm.
Ngược lại, nếu vợ dùng vũ lực, thủ đoạn khác… để ép chồng quan hệ trái với ý muốn của người chồng thì cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu chồng/vợ ép buộc vợ/chồng của mình quan hệ tình dục trái ý muốn thì nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người này có thể phải ngồi tù với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân và nhẹ nhất là 02 năm tù.
Vợ có được tố giác chồng về tội hiếp dâm hay không?
Tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội hiếp dâm như sau:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13
23. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 141 như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.”
Căn cứ theo quy định hiện pháp, pháp luật không giới hạn đối tượng phạm tội hiếp dâm. Trong trường hợp người chồng có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người vợ thì vẫn có thể tố giác người chồng về tội hiếp dâm.
Rút yêu cầu khởi tố vụ án đối với tội hiếp dâm
Tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 có quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 như sau:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”.”
Theo đó, trong trường hợp người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố (không thuộc trường hợp rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn, bị ép buộc, cưỡng bức..) mà người phạm tội thuộc Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 thì vụ án sẽ được đình chỉ.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân online năm 2022
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi sang tên sổ đỏ
- Văn bản cam kết tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Thông tin bài viết
Vấn đề “Vợ có được tố giác chồng về tội hiếp dâm” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người Đài Loan … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thực tế cho thấy, mặc dù người chồng không được phép ép buộc vợ quan hệ tình dục nhưng hiện nay, tình trạng này diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, do suy nghĩ đây là việc cá nhân, chuyện riêng tư nên việc vợ tố cáo chồng rất ít xảy ra.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự về Tội hiếp dâm nếu có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tam thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Do đó, nếu có yêu cầu của người vợ thì hoàn toàn có cơ sở để buộc người chồng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Lưu ý, người vợ có thể rút yêu cầu khởi tố người chồng. Tuy nhiên, nếu đã rút đơn yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp có căn cứ xác định người này rút yêu cầu vì bị ép buộc, cưỡng bức.
Nói tóm lại, trong quan hệ vợ chồng, nếu một người không đồng ý và bị người kia dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ép phải quan hệ tình dục trái với mong muốn thì nạn nhân có thể tố cáo để người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Tại Điều 142 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người hiếp dâm người dưới 16 tuổi sẽ bị xử lý theo quy định trên.