Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhiều clip chia sẻ về giao thông trên mạng xã hội nói rằng tại Việt Nam khi di chuyển bằng xe máy bạn chỉ cần có một gương chiếu hậu là có thể di chuyển trên đường. Tuy nhiên trên thực tế ta vẫn thấy rằng mặc dù đã có một gương chiếu hậu trên xe nhưng người dân bị phạt về lỗi về gương chiếu hậu. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- QCVN 41:2019/BGTVT
- Luật Giao thông vận tải 2008
- QCVN 28:2010/BGTVT
- QCVN 14:2015/BGTVT
Xe máy là loại xe gì?
Theo quy định tại khoản 31 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT quy định về xe máy như sau:
– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
Gương chiếu hậu là gì?
Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy thì gương chiếu hậu được hiểu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.
Quy định về tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu
Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông vận tải 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới như sau:
– Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
- Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
- Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
- Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
- Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
- Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
- Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
- Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
– Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Quy định kỹ thuật của kính chiếu hậu đúng quy định tại Việt Nam
Theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 28:2010/BGTVT Gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy thì quy định kỹ thuật của gương chiếu hậu tại Việt Nam như sau:
- Quy định kỹ thuật chung:
– Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
– Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.
– Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm. Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.
– Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trong 2.1.2 và 2.1.3.
- Quy định về kích thước:
– Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
- Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ
– Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục A của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%.
– Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.
– Giá trị “r” được xác định theo phương pháp mô tả trong phụ lục B của quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm.
– Sự khác nhau giữa ri hoặc ri ’ và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, r p2 và r p3) và r không được vượt quá 0,15 r.
- Quy định về độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương
Gương phải được thử nghiệm độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương theo phụ lục C và D của quy chuẩn này.
Gương không bị vỡ trong quá trình thử. Tuy nhiên, cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm từ kính an toàn hoặc thỏa mãn điều kiện sau: Mảnh kính vỡ vẫn dính ở mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chắc trên vỏ bảo vệ, ngoại trừ một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ, miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm. Cho phép những mảnh vỡ nhỏ có thể rời ra khỏi bề mặt gương tại điểm đặt lực.
Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2015/BGTVT Chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy quy định về gương chiếu hậu như sau:
– Đối với xe nhóm L1, L2 (tức ám chỉ xe máy) phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái. Đối với xe nhóm L3, L4, L5(xe ô to phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
– Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT.
– Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái.
– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm
Như vậy đối với xe máy bạn cần có ít nhất một gương chiếu hậu ở phía bên trái của người lái. Cho nên:
- Nếu xe máy chỉ có một gương chiếu hậu mà gương chiếu hậu nằm bên trái thì sẽ không bị phạt;
- Nếu xe máy chỉ có một gương chiếu hậu mà gương chiếu hậu nằm bên phải thì sẽ bị phạt;
Lưu ý: Nếu xe máy chỉ có một gương chiếu hậu mà gương chiếu hậu nằm bên trái và chiếc gương chiếu hậu ấy không có tác dụng là bộ phận dùng để quan sát phía sau hoặc gương chiếu hậu không đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật thì vẫn sẽ bị phạt.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt lỗi kính chiếu hậu của xe máy như sau:
Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?“ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục làm sổ hồng chung cư. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt xe máy vượt quá giới hạn kích thước hàng hóa được phép chở như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy có hành vi: Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Với trường hợp điều khiển xe máy đi sai làn cộng với gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi đi xe máy lạng lách như sau:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
– Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.