Xịt hơi cay vào mắt người khác có thể bị phạt tù không?

bởi PhuongMai
Xịt hơi cay vào mắt người khác có thể bị phạt tù không?

Xịt hơi cay vốn là một vật dụng chuyên dụng dùng để áp chế tội phạm. Cùng với sự phát triển của mạng lưới giao thương quốc tế; những mặt hàng này hiện đã xuất hiện và có thể dễ dàng mua được. Bình xịt hơi cay có thể nói là một công cụ phòng vệ hiệu quả cho mọi người; đặc biệt là các bạn nữ. Tuy nhiên; ở chiều hướng ngược lại; nhiều người lại có hành vi sử dụng bình xịt hơi cay để xâm phạm sức khỏe của người khác bất hợp pháp. Vậy xịt hơi cay vào mắt người khác có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X giải đáp qua bài viết sau:

“Vào tối 23/9, khi đi ngang qua nhà hàng Hoa Lan; một nữ sinh bị 1 nhóm thanh niên đang ăn uống tại đây buông lời chọc ghẹo. Tuy nhiên, nữ sinh này đã bỏ đi. Sau đó, nữ sinh này quay lại với một người bạn của mình và tiếp tục bị nhóm thanh niên buông lời chọc ghẹo. Không thể nhịn được, hai bạn đã có lời phản kháng. Điều này khiến đám thanh niên tức giận; đã đánh đập bạn nữ sinh này cũng như sử dụng bình xịt hơi cay xịt vào mắt nữ sinh. Hiện tại nữ sinh này đang được điều trị tại bệnh viện. Bạn nữ sinh này cho biết; nhóm đối tượng gồm có 03 nam và 01 nữ có mặt khi bạn bị hành hung.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Xử lý hành chính đối với hành vi xịt hơi cay vào mắt người khác

Theo đó, hành vi xịt hơi cay vào mắt người khác có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác.

Xử lý hình sự đối với hành vi xịt hơi cay vào mắt người khác

Không chỉ vậy; hành vi xịt hơi cay vào mắt người khác còn có thể đối mặt với các mức phạt sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; dưới 11% nhưng rơi vào các trường hợp: dùng a – xít, vật liệu nổ, hung khi nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; dùng a- xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;…
  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;…
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;…
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Xử lý đối với hành vi trêu ghẹo, sau đó xịt hơi cay vào mắt người khác

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi trêu ghẹo người khác có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra làm rõ nên chưa thể xác minh được chính xác mức hình phạt mà những đối tượng trên phải chịu. Tuy nhiên, xét thấy mắt là một bộ phận quan trọng và dễ bị tổn thương; hành vi gây tổn thương đến mắt có khả năng để lại di chứng cao và ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này của nữ sinh.

Ngoài ra, nữ sinh này hiện vẫn đang là một học sinh giỏi. Nếu bị thương tổn vùng mắt; khả năng cao cả tương lai của nữ sinh này đều bị đe dọa. Vậy nên, cần xử lý một cách thích đáng đối với những đối tượng này.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Xịt hơi cay vào mắt người khác có thể bị phạt tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp các vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xàm sỡ người khác trong thang máy có thể phải đối mặt với mức phạt là bao nhiêu?

Hiện tại, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi xàm sỡ người khác trong thang máy có thể phải đối mặt với mức phạt tiền là 200.000 đồng.

Nếu nữ sinh ở trên có khả năng bị suy giảm chức năng thị giác do ảnh hưởng của hơi cay; những đối tượng kia có thể bị xử lý ra sao?

Trong trường hợp nữ sinh trên có khả năng bị suy giảm chức năng thị giác do ảnh hưởng của hơi cay; tùy vào tỷ lệ thương tích; nhóm đối tượng kia sẽ phải bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.

Người phụ nữ chứng kiến hành vi xảy ra có phải chịu trách nhiệm không?

Người phụ nữ chứng kiến hành vi xảy ra; người phụ nữ đó cùng nhóm với nhóm thanh niên, có hành vi xúi giục, cổ vũ nhóm thanh niên thực hiện hành vi; thì có thể bị xử lý với vai trò là đồng phạm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm