Hằng năm, những thanh niên, công dân trên toàn quốc sẽ nhập ngũ hãy còn gọi là đi nghĩa vụ quân sự. Trước khi đi nghĩa nghĩa vụ quân sự, những đối tượng được lệnh gọi từ cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đi khám nghĩa vụ quân sự. Rất nhiều câu hỏi được người dân đặt ra khi khám nghĩa vụ quân sự. Vậy, Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung gì? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP
- Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
- Nghị định 37/2022/NĐ-CP
Thế nào là khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Theo Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám nghĩa vụ quân sự như sau:
Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua 2 vòng:
– Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.
– Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Bao nhiêu tuổi mới đi khám nghĩa vụ quân sự?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thì:
“Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.“
Bên cạnh đó, tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
“1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên”
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.“
Theo đó, độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự cũng chính là độ tuổi gọi nhập ngũ, tối thiểu là 18 tuổi và tối đa là 27 tuổi. Tuy nhiên, nếu công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự tại địa phương khi có giấy khám nghĩa vụ quân sự thì phải thực hiện theo lệnh gọi khám.
Như vậy, theo quy định trên thì khi đủ 17 tuổi đối với công dân nam và đủ 18 tuổi khi đáp ứng đầy đủ các điều đối với công dân nữ thì được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Đủ 18 tuổi trở lên được gọi nhập ngũ đến hết 25 tuổi; đối tượng đào tạo cao đẳng, đại học là đến hết 27 tuổi.
Đi khám nghĩa vụ quân sự mang theo giấy tờ gì?
Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự phải xuất trình:
– Lệnh gọi khám sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự huyện
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
– Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe, bệnh lý (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.
– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:
+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;
+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;
+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;
+ Các ủy viên khác.
– Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì khi khám nghĩa vụ quân sự Hội đồng nghĩa vụ quân sự sẽ lập ra một Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện, gồm các thành phần được quy định như trên để thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe cho nhưng đối tượng thuộc trường hợp cần xem xét khám để đi nghĩa vụ quân sự.
Lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023 là khi nào?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời gian khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ theo đó:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp
– Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ đầu năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 01/11/2022 đến hết ngày 31/12/2022 và các địa phương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để sắp xếp lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho phù hợp.
Công dân sẽ nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trước 15 ngày. Sau khi có kết quả khám sức khỏe thì công dân sẽ được gọi nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi lần thứ hai.
Mức phạt khi không đi khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
– Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
“2. Nội dung khám sức khỏe
a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;
b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;
c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe
a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.
b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:
– Phòng khám thể lực;
– Phòng đo mạch, Huyết áp;
– Phòng khám thị lực, Mắt;
– Phòng khám thính lực, Tai – Mũi – Họng;
– Phòng khám Răng – Hàm – Mặt;
– Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;
– Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;
– Phòng xét nghiệm;
– Phòng kết luận.
Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.“
Như vậy, nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:
Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (chiều cao, cân nặng, thị lực,..)
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu theo quy định năm 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Nhật Bản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình khám nghĩa vụ quân sự năm 2023 như thế nào?
- Theo quy định năm 2023 xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không?
- Khi nào đăng ký thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ.
Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe nghĩa quân sự 15 ngày.
Do đó, công dân chỉ đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
Tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ được quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP). Theo đó, tiến hành tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Cụ thể, 08 chỉ tiêu sức khỏe được chấm điểm chi tiết theo mức điểm chẵn từ 01 – 06 điểm.
Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.
Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.
Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.
Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, không tiến hành gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 03 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.