Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu năm 2023?

bởi TranQuynhTrang
Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu?

Tại các cơ quan, tổ chức nhà nước tình trạng lập quỹ trái phép thường xuất hiện gây ra nhiều tiêu cực trong hoạt động quản lý kinh tế. Vậy hành vi lập quỹ trái phép là hành vi được hiểu như thế nào? Và lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu? Bên cạnh chế tài xử phạt tù thì hành vi này còn sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Tất cả những quy định về vấn đề nêu trên sẽ được tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây của LSX. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Lập quỹ trái phép là gì?

Lập quỹ trái phép là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để lập ra quỹ tiền mặt hoặc quỹ các loại hàng hóa khác mà không báo cáo, không có sự kiểm soát, rồi sử dụng quỹ này vào các mục đích riêng gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước.

Ví dụ: Dùng tiền ngân sách hoặc các khoản thu khác để lập ra quỹ ngoài sự kiểm soát của Nhà nước nhằm chi tiêu cho mục đích cá nhân.

Người thực hiện hành vi lập quỹ trái phép có thể bị truy cứu hình sự về Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 Bộ luật Hình sự 2015).

Trường hợp nào lập quỹ trái phép bị xử lý hình sự?

Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Hình sự 2015, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái quy định pháp luật, đồng thời đã sử dụng quỹ này gây thiệt hại cho nhà nước:

– Từ 50 triệu đồng trở lên; hoặc

– Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu?

Hình phạt chính

Hình phạt chính đối với tội lập quỹ trái phép có 3 hình thức:

  • Phạt tiền.
  • Phạt cải tạo không giam giữ.
  • Phạt tù có thời hạn.

Các khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu có hành vi:

Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu?
Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu?
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật và đã sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
  • Hoặc trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép và sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước mà vẫn còn vi phạm.

Có thể thấy để áp dụng hình phạt ở khung hình phạt này thì số tiền người phạm tội lập quỹ không đúng quy định pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước với số tiền tối thiểu là 50 triệu đồng, tuy nhiên, nếu trước đó người này đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi sai phạm tương tự thì sẽ bị xử phạt nghiêm khắc hơn, dù số tiền chưa tới 50 triệu vẫn có thể bị xử lý hình sự.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Dùng các thủ đoạn xảo quyệt để trốn tránh việc kiểm soát.

Đây là hành vi người phạm tội trong quá trình lập quỹ trái phép của mình đã dùng thủ đoạn xảo quyệt như là dùng các mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm nhằm che dấu, trốn tránh việc kiểm soát tài sản của Nhà nước, khiến người khác khó mà lường thấy được để đề phòng hoặc ngăn chặn hành vi phạm pháp.

  • Để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đây là trường hợp người phạm tội lập quỹ trái phép rồi lấy số tiền trong quỹ đó để thực hiện một hành vi trái pháp luật khác.

Ví dụ: A là cán bộ văn hoá huyện H đã dối gạt mọi người chủ trương thành lập một quỹ tiền dùng cho việc tổ chức các lễ hội văn hoá ở địa phương.

Tuy nhiên, việc thành lập quỹ này không được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục trong cơ quan nhà nước, trong quá trình hoạt động của quỹ A cũng tự bịa đặt ra các khoản chi, quyết toán khống, giả mạo chứng từ, giấy tờ…

Và thực chất số tiền này được A dùng để duy trì một tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan mà A ngầm quản lý.

Việc hoạt động truyền bá các tư tưởng mê tín, dị đoan theo quy định là vi phạm pháp luật, vậy nên hành vi của A được xét là có tình tiết lập quỹ trái phép để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

  • Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

Người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước với số tiền thiệt hại từ 01 tỷ đồng trở lên.

Có thể thấy số tiền người phạm tội gây thiệt hại cho Nhà nước càng lớn, mức hình phạt của người phạm tội càng cao.

Các yếu tố người phạm tội thực hiện trong quá trình phạm tội như là không tự giác hối cải dù đã bị xử lý kỷ luật về hành vi lập quỹ trái phép, dùng thủ đoạn gian xảo, hoặc dùng tiền lập quỹ vào mục đích bất hợp pháp cũng là những yếu tố được xét đến khi xác định khung hình phạt của tội phạm này.

Hình phạt bổ sung

Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội lập quỹ trái phép còn có thể phải chấp hành 2 hình phạt bổ sung là:

  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Lập quỹ trái phép đi tù bao nhiêu lâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Làm sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Mặt khách thể của tội lập quỹ trái phép là gì?

Về khách thể của tội phạm: Hành vi lập quỹ trái phép xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đối tượng tác động là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội dùng vào việc lập quỹ.

Mặt chủ thể của tội lập quỹ trái phép là gì?

Về chủ thể tội phạm: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội này là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội…

Mặt khách quan của tội lập quỹ trái phép là gì?

+ Hành vi khách quan của tội phạm là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ trái phép (còn gọi là quỹ đen) mà không thông báo rồi sử dụng quỹ này để chi tiêu vào mục đích riêng.
+ Hậu quả: Hành vi lập quỹ trái phép gây thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước. Theo đó, thiệt hại xảy ra phải từ 50 triệu đồng trở lên, trường hợp gây thiệt hại thấp hơn thì người có hành vi vi phạm bị truy cứu hình sự nếu trước đó đã từng bị xử lý kỷ luật về hành vi này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm