Xin chào Luật sư X, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Tôi đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hộ cá thể và mã số thuế ở quê. Nhưng hiện tại tôi lại hoạt động trên Hà Nội. Việc tôi kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký bị xử phạt như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, trong thực tế nhiều doanh nghiệp; công ty lại không hoạt động tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký này; hoặc hồ sơ giấy tờ gửi đến không có người nhận; dẫn đến nhiều khó khăn cho các cơ quan chức năng; nhất là cơ quan thuế trong vấn đề đôn đốc; theo dõi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Vậy trường hợp kinh doanh không đúng địa điểm đã ĐKKD thì mức xử phạt là bao nhiêu? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật Doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Căn cứ Phụ lục II-8 Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh; thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc đặt chi nhánh.
Những trường hợp không đăng ký địa điểm kinh doanh
Khái niệm địa điểm kinh doanh và trụ sở chính là có sự khác nhau. Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”
Trên thực tế, địa điểm kinh doanh; hay trụ sở chính đều được thể hiện bằng địa chỉ (số nhà, đường…). Việc doanh nghiệp không đăng ký địa điểm kinh doanh ở một địa chỉ khác có thể thuộc hai trường hợp như sau:
- Mở địa điểm kinh doanh mới mà không gửi thực hiện thủ tục thông báo; trong khi vẫn hoạt động kinh doanh ở trụ sở chính theo Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Chuyển trụ sở chính sang địa chỉ khác mà không thực hiện thủ tục thông báo thay đổi.
Nhiều doanh nghiệp do đặc thù công việc nên phải tiến hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc không đăng ký địa điểm kinh doanh; hoặc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ khiến cho doanh nghiệp bị xử phạt.
Mức xử phạt khi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.”
Ngoài ra, hình phạt bổ sung khi kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký đó là:
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 – 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, việc không đăng ký địa điểm kinh doanh; hoặc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký sẽ bị phạt hành chính; thậm chí doanh nghiệp có thể bị nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do kinh doanh ở địa điểm không thông báo. Vì vậy, trước khi mở địa điểm kinh doanh thì doanh phải thực hiện thủ tục thông báo.
Nhiều người thắc mắc rằng, liệu kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký; hay không có Giấy ĐKKD thì mức xử phạt của trường hợp nào sẽ nhẹ hơn?
Nếu như kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký thì mức xử phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức xử phạt có thể lên tới 30 triệu đồng; nếu kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp; theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.”
Với trường hợp của bạn, giả sử bạn thành lập hộ kinh doanh nhưng chưa đăng ký; thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; và hình phạt bổ sung là buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
“Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.”
Qua những phân tích trên, có thể thấy:
+ Nếu thành lập doanh nghiệp: Việc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký sẽ bị xử phạt nhẹ hơn so với việc không có Giấy ĐKKD.
+ Nếu thành lập hộ kinh doanh: Việc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký sẽ bị xử phạt nặng hơn so với việc không có Giấy ĐKKD.
Hiện nay, thủ tục đăng ký kinh doanh hay thành lập địa điểm kinh doanh cũng không quá phức tạp. Do đó, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh phải đăng ký kinh doanh để không bị phạt tiền.
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tôi đã thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân rồi, bây giờ, tôi đăng ký thành lập hộ kinh doanh được không?” answer-0=”Không. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Địa điểm để đăng ký hộ kinh doanh có nhất thiết là nơi tôi đang ở không?” answer-0=”Không. Địa điểm kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Riêng đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải lựa chọn điểm cố định để đăng ký (là 1 trong 3 điểm nêu trên), có thể kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký nhưng phải thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Trường hợp nào bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh?” answer-0=”Theo quy định tại Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau: – Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo; – Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế; – Kinh doanh ngành, nghề bị cấm; – Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập; – Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021 đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; – Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]