Lĩnh vực thương mại điện tử du nhập vào Việt Nam hoạt động cũng được một thời gian; và cũng có rất nhiều doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn từ lĩnh vực này. Điều này đã gây sự chú ý cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ; họ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thương mại điện tử; hay cụ thể hơn là việc thành lập sàn thương mại điện tử. Vậy thủ tục thành lập như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử (còn gọi là sàn giao dịch thương mại điện tử) là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân; tổ chức; cá nhân không phải chủ sở hữu; hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa; hoặc cung ứng dịch vụ trên đó (là các trang rao vặt, mua bán…). Hay nói cách khác, sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến; của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trên cùng một website.
Tại sao nên thành lập sàn thương mại điện tử?
Để khách hàng hiểu rõ hơn về việc thành lập sàn thương mại điện tử; và tránh việc nhầm lẫn với website bán hàng; chúng tôi đưa ra một số tư vấn như sau:
Website bán hàng là website do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập; để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Còn Sàn giao dịch thương mại điện tử là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; do thương nhân, tổ chức thiết lập lên; để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác; tiến hành hoạt động thương mại. Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân; không phải chủ sở hữu website; có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.
Như vậy, có thể thấy sự khác nhau căn bản đó là:
– Website bán hàng là website để phục vụ cho chính tổ chức, cá nhân thiết lập webste bán hàng; và cung cấp dịch vụ trên đó mà không cho các đơn vị khác tham gia bán hàng; hoặc cung cấp dịch vụ trên đó; và quy mô của website bán hàng thông thường cũng chỉ chuyên để bán một; hoặc một số loại sản phẩm nhất định; do chính doanh nghiệp thiết lập website bán và cung cấp dịch vụ.
– Sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân; không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần; hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Thông thường quy mô cũng lớn hơn; và chính sách giao dịch, quy chế hoạt động cũng sẽ phức tạp và chặt chẽ hơn.
Từ phân tích trên, có thể thấy khách hàng nên lựa chọn thành lập sàn thương mại điện tử bởi những lý do sau:
- Việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử giúp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng.
- Chính sách trợ phí vận chuyển của các sàn thương mại điện tử là một trong những điều thu hút người mua hiện nay. Điều này giúp gia tăng doanh thu từ các sàn thương mại điện tử.
- Các sàn thương mại điện tử cũng tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp; từ việc đăng ký gian hàng nhanh chóng và dễ dàng.
Thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử
Hồ sơ xin Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử
Để thành lập sàn thương mại điện tử thì phải xin Giấy phép sàn thương mại điện tử; khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau:
- Đơn đăng ký cấp Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Quyết định thành lập đối với tổ chức hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với thương nhân (Bản sao từ sổ gốc; hoặc bản sao có chứng thực; hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu). Khách hàng nếu trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức; có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.
- Đề án cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong đó, khách hàng cần nêu rõ: Mô hình tổ chức hoạt động; bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ; hoạt động xúc tiến; tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân; tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
- Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Mẫu hợp đồng dịch vụ; hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.
- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).
Thẩm quyền cấp đăng ký
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương.
Cơ quan được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
Những lưu ý khi thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử
Bên cạnh những lợi ích sàn thương mại điện tử mang lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau khi thành lập sàn thương mại điện tử; để giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại:
Thứ nhất, về trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Căn cứ Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 36 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
2. Yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp các thông tin theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
3. Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
4. Loại bỏ khỏi website những thông tin bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật khác khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh có căn cứ xác thực về những thông tin này.
5. Yêu cầu người bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trên website của mình phải cung cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó (trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh).”
Thứ hai, về trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 37. Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử
1. Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định này khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
3. Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
4. Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
7. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”
Trên thực tế, khi thành lập sàn thương mại điện tử, không ít những thương nhân, tổ chức cung cấp sàn thương mại điện tử; và cả người bán trên sàn thương mại điện tử đã vi phạm pháp luật về hành vi buôn bán hàng giả. Với hành vi này pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào?
Hành vi buôn bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?
Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:
“Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Đồng thời, Điểm b Khoản 3 Điều 63 Nghị định 98/2020/NĐ-CP cũng quy đinh:
“Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet”
Có thể thấy, việc thành lập sàn thương mại điện tử đem lại rất nhiều lợi ích cho Quý khách hàng. Tuy nhiên, Quý khách hàng cần phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình; khi cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử; để tránh những rủi ro không đáng có.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc. Hãy liên hệ ngay với Luật sư X khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Các hình thức hoạt động của sàn thương mại điện tử là gì?” answer-0=”Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP, sàn thương mại điện tử bao gồm các hình thức hoạt động sau: – Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; – Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; – Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; – Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chức năng của sàn thương mại điện tử là gì?” answer-0=”Chức năng của sàn giao dịch điện tử là cầu nối giúp cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân bán được nhiều hàng hóa trên website thương mại điện tử đó, nó sẽ hiển thị các thông tin sản phẩm, giá cả, tình trạng, thông tin liên hệ của chủ shop,… Tương tự đối với sàn giao dịch thương mại điện tử khi thành lập cũng cần phải đăng ký với Bộ Công Thương.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Điều kiện để đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?” answer-0=”Để có thể thành lập website phục vụ cho việc giao dịch điện tử thì cần đáp ứng các yêu cầu sau: – Có tư cách pháp nhân đồng thời có ngành nghề kinh doanh phù hợp với nội dung kinh doanh của website – Có tên đăng ký hợp lý theo quy định – Có quy chế hoạt động cho website phù hợp – Các tài liệu chứng thực bản thân – Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử với khách hàng” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]