Mọi người thường thấy nam giới là đối tượng được gọi đi tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy pháp luật có cho phép nữ tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ:
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
Nội dung tư vấn:
1. Nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 định nghĩa về nghĩa vụ quân sự như sau:
Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Nữ giới có được tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ Điều 6, 7 và Điều 12 của luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì tùy vào điều kiện và tính chất nghĩa vụ sẽ quy định như sau:
-
Công dân nữ tự nguyện, đủ 18 tuổi trở lên, tình trạng đất nước không có chiến tranh.
-
Quân đội có nhu cầu nhận công dân nữ.
Như vậy, Luật nghĩa vụ quân 2015 đã có những sự thay đổi và theo đó thì nữ giới hoàn toàn có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, để được tham gia đi nghĩa vụ thì cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn chính trị:
- Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
- Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
Tiêu chuẩn sức khoẻ:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Tiêu chuẩn văn hóa:
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, có thể thấy, sau khi đủ 18 tuổi trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn gọi nhập ngũ, khi quân đội có nhu cầu thì công dân nữ có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, về cơ bản, không chỉ nam mà cả nữ, nếu đáp ứng các nhu cầu nêu trên sẽ được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
Đối với nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị có hai điều kiện: Được quy định tại Điều 7, Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 như sau:
- Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Các bạn có thể tham khảo bài viết của Luật sư X: Có vợ có phải đi nghĩa vụ hay không?
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102