Hiện nay; nhiều cuộc tranh luận nổ ra trên mạng xã hội về vấn đề ăn thịt chó mèo. Hai bên đều đưa ra những quan điểm đối ngược nhau về mọi mặt. Bỏ qua vấn đề về việc có hay không nên ăn thịt chó mèo. Nguồn gốc của chó mèo tại các quán ăn chủ yếu bắt nguồn từ việc trộm chó. Những người thực hiện hành vi này thường trang bị nhiều vũ khí có thể gây chết người; sẵn sàng chống trả khi bị bắt. Vậy hành vi trộm chó có thể đối mặt với mức hình phạt nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 12/8; Đội Cảnh sát Hình sự (Công an huyện Can Lộc) bất ngờ đột kích vào nhà Phan Tất Thắng, trú tại thôn Phúc Lộc, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc bắt quả tang Thắng và Phan Văn Hải đang có hành vi giao dịch mua bán chó vừa trộm cắp được. Quá trình bắt giữ, một đối tượng trộm chó đi cùng Phan Văn Hải đã bỏ trốn. Tại hiện trường; lực lượng chức năng thu giữ 7 con chó, 1 súng bắn điện tự chế, 1 kiếm tự chế, 1 xe máy và nhiều dụng cụ dùng để bắt trộm chó. Được biết; chỉ trong hai ngày 11 và 12/8, 3 đối tượng đã thực hiện 5 vụ trộm trên địa bàn huyện Can Lộc, Thạch Hà; trộm 7 con chó với tổng khối lượng trên 80kg.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi trộm chó?
Hành vi trộm chó là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc một số thủ đoạn khác; để chiếm đoạt chó đang có chủ sở hữu hoặc đang có người quản lý.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi trộm chó
Đối với hành vi này; có 2 mức phạt hành chính:
Một; phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Hai; phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản; quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm chó
Hành vi này còn có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
Một; tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hai; tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc vào các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một tỏng các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; dùng thủ đoạn xảo quyệt nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; tài sản là bảo vật quốc gia; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Giải quyết tình huống
Qua khám xét; cơ quan chức năng đã thu giữ 07 con chó; 1 súng bắn điện tự chế; 1 kiếm tự chế; 1 xe máy và nhiều dụng cụ dùng để bắt trộm chó. Xét từ số lượng chó và hoạt động có tổ chức của nhóm này; khả năng cao những đối tượng trên phải đối mặt với hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi trộm chó có thể phải đối mặt với mức hình phạt nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp các vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người thực hiện hành vi trộm chó bị phát hiện; dùng vũ lực chống trả thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với tình tiết định khung hình phạt “Hành hung để tẩu thoát”.
Nếu trong quá trình chống trả làm chết người; tùy theo tình huống khi đó. Nếu người có hành vi trộm chó sử dụng những đồ vật có khả năng gây chết người như thòng lọng, súng điện,… thì có thể người đó phải đối mặt với tội danh “Giết người“. Ngược lại; nếu trong quá trình chống trả, không may người chủ chết; người có hành vi trộm chó có thể phải đối mặt với tội danh “Vô ý giết người”; hoặc chỉ bị xử lý với tình tiết định khung hình phạt “Hành hung để tẩu thoát”.
Trong trường hợp này; người chủ có thể đối mặt với 1 trong 2 tội danh: “Giết người” hoặc “Vô ý giết người”. Tuy nhiên, người chủ có thể rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng và được miễn trách nhiệm hình sự.