Có hai cụm từ trong quan hệ hành chính thường bị nhầm lẫn là “xử phạt hành chính” hoặc “xử lý hành chính”. Vậy, sự khác nhau giữa hai cụm từ này là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn:
Xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính được phân biệt qua 5 tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Xử phạt hành chính |
Xử lý hành chính |
1. Khái niệm | Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Hay nói một cách đơn giản thì xử phạt hành chính đặt ra khi có hành vi vi phạm. | Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.
Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
|
2. Đối tượng áp dụng | Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì đối tượng áp dụng hình thức xử phạt hành chính là Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước | Khác với xử phạt hành chính, thì biện pháp xử lý hành chính chỉ áp dụng với cá nhân trong nước ( căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính) |
3. Hình thức xử phạt/xử lý | 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
|
05 biện pháp xử lý vi phạm hành chính gồm các biện pháp:
|
4.Nguyên tắc áp dụng | Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính
|
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính
|
5. Thời hạn | 01 năm |
|