Căn cứ:
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông và nghiêm cấm các hành vi như họp chợ, phơi thóc lúa… Theo đó các hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử phạt hành chính là phạt tiền và bị áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng của vỉa hè và thậm chí là bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm nếu có hành vi vi phạm nghiêm trọng.
1. Các hành vi bị cấm trên vỉa hè Căn cứ theo Điều 35 và Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các hành vi không được thực hiện trên vỉa hè bao gồm:- Họp chợ, mua bán hàng hóa
- Tụ tập đông người trái phép
- Thả rông súc vật
- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên vỉa hè
- Đặt biển quảng cáo
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.
- Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông
- Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự
- Hành vi khác gây cản trở giao thông
- Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định
- Xây, đặt bục, bệ trái phép
2. Mức phạt tiền đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 46/2016, các hành vi lấn chiếm vỉa hè sẽ bị xử phạt như sau:- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi:
- Chiếm dụng hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi:
- Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên hè phố
- Chiếm dụng hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi
- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi:
- Chiếm dụng hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
3. Biện pháp khắc phục tình trạng vi phạmKhoản 9 Điều 12 Nghị định 46/2016 quy định ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt như trên, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc phải đỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo
- Di dời cây trồng trái phép
- Thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng
- Và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
Như vậy nếu có hành vi lấn chiếm vỉa hè thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền theo từng mức độ vi phạm, bị tịch thu tang vật hoặc phương tiện vi phạm nếu có hành vi cố ý lấn chiếm nghiêm trọng vỉa hè và có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục để khôi phục lại tình trạng ban đầu của vỉa hè.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Lấn chiếm vỉa hè bị xử phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.