Thủ tục thành lập công ty sản xuất phim điện ảnh

bởi Vudinhha

Điện ảnh hiện nay là ngành công nghiệp “không khói” đóng góp một phần không nhỏ vào đời sống kinh tế – xã hội trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Những thước phim thành danh không thể không kể đến công sức đóng góp của những hãng phim – những công ty sản xuất phim điện ảnh. Vậy những công ty sản xuất phim điện ảnh ở Việt Nam được thành lập như thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu về thủ tục thành lập loại hình công ty này nhé.

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật Điện ảnh 2006;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh 2009;
  • Nghị định 54/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện ảnh 62/2006/QH11 và luật sửa đổi 31/2009/QH12;
  • Nghị định số 185/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

Nội dung tư vấn:

1. Điều kiện thành lập 

 Theo Điều 14 của Luật điện ảnh 2006 quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh như sau:

  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp còn phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ Văn hóa – Thông tin cấp.

Về điều kiện để được cấp Giấy đăng ký kinh doanh thì bạn phải đáp ứng những điều kiện về vốn pháp định tối thiểu. Điều kiện về vốn được quy định tại Điều 11 Nghị định số 54/2010/NĐ-CP như sau:

“1. Vốn pháp định là 1.000.000.000 đồng (một tỷ VNĐ), được xác định bằng một trong các văn bản sau:
a) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một hoặc hai thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức;
b) Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên;
c) Bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mà chủ sở hữu là cá nhân.
2. Đối với số vốn được góp bằng tiền phải có xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Đối với số vốn được góp bằng tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép…”.

2. Thủ tục thành lập công ty sản xuất phim điện ảnh 

Thủ tục về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện đăng ký thành lập công ty sản xuất phim ảnh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sản xuất phim theo mẫu.
  • Điều lệ hoạt động theo từng loại hình doanh nghiệp theo mẫu.
  • Danh sách cổ đông, thành viên theo mẫu.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim do cục điện ảnh cấp.
  • Các tài liệu chứng thực cá nhân kèm theo.
  • Giấy ủy quyền.

Thủ tục về đăng ký thành lập sản xuất phim điện ảnh được quy định tại Điều 16 của Luật điện ảnh như sau:

“Điều 16. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh

1. Tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp điện ảnh phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật này.

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh.

3. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và các vấn đề khác trong nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp điện ảnh đó phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.”

3. Xử lý vi phạm

Hiện nay luật quy định rất rõ ràng về mức xử lí vi phạm khi hoạt động kinh doanh không theo Giấy chứng nhận kinh doanh. Cụ thể như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, nếu lĩnh vực hoạt động trên thực tế của bạn khác so với ngành nghề bạn ghi trong giấy phép xin đăng ký kinh doanh để thành lập công ty sản xuất phim điện ảnh thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại:

Khuyến nghị:

    1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam

    2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm