Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào?

bởi Cẩm Tú

Xin chào Luật sư. Hôm nay, em cùng bạn tham gia giao thông. Do quá vội, bọn em đã vượt mà không báo hiệu xin vượt trước. Khi đó, có một chị cảnh sát giao thông đã yêu cầu bọn em dừng xe và lập biên bản. Em chưa gặp trường hợp này bao giờ nên rất hoang mang. Luật sư cho em hỏi; Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào? Thủ tục xử phạt ra sao?Mong được Luật sư giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định khi vượt xe

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008:

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Như vậy theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Do đó, nếu bạn vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào?

Đối với xe ô tô

Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt;…

Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi “không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt” có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Đối với xe máy

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

Theo quy định trên, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi “không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt” có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Thủ tục phạt hành chính lỗi không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt

Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào?
Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào?

Bước 1: Phát hiện hành vi

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.

Bước 2: Lập biên bản

Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.

Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc

Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.

Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm

Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.

Bước 5: Giải trình

Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.

Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm

Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:

–  Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.

– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp  bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt bị phạt như thế nào? . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngưng công ty; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Không nhường đường cho xe xin vượt bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với hành vi không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau người điều khiển xe có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trường hợp vượt xe không được luật cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với hành vi “Vượt bên phải trong trường hợp không được phép”, người điều khiển xe có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đối với hành vi “Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ” thì mức phạt dành cho người điều khiển xe là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Ngoài hình phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung gì?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Các hình thức xử phạt bổ sung gồm bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định. Bên cạnh đó, họ còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm