Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu là dịch vụ pháp lý hữu ích hỗ trợ quý doanh nghiệp; khách hàng có thông tin về khả năng bảo hộ; trùng lặp và dấu hiệu nhận diện của nhãn hàng vừa thiết kế so với nhãn hiệu khác đã được đăng ký bảo hộ trên thị trường. Điều này giúp quý khách hàng đưa ra lựa chọn; và quyết định đúng đắn nhất tránh rủi ro và mất bản quyền đã dày công gây dựng.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu thương hiệu – nhãn hiệu là bước đầu tiên; cơ bản cũng là quan trọng nhất để bắt đầu quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tất nhiên tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ không cần phải bàn cãi; có rất nhiều doanh nghiệp đã lơ là và xem nhẹ việc này khiến xảy ra tình trạng mất bản quyền trong quá trình kinh doanh. Tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Về cơ bản; để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông 3 bước:
- Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu – Nhãn hiệu sau khi được lựa chọn và thiết kế sẽ được tra cứu để cân nhắc sự trùng lặp và khả năng bảo hộ đối với những nhãn hiệu khác đã tồn tại trên thị trường. Theo số liệu của Cục sở hữu trí tuệ; thì hàng năm có tới hàng trăm nghìn nhãn được nộp; nếu doanh nghiệp không tra cứu sẽ rất dễ bị trùng lặp và không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ; Hồ sơ đăng ký bản hộ thương hiệu gồm những giấy tờ như sau; Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu (theo mẫu có sẵn); Giấy phép kinh doanh (hoặc cmnd ;cccd hoặc hộ chiếu của cá nhân); mẫu nhãn hiệu được in màu kích cỡ 8x8cm;
- Bước 3: Chờ đợi quá trình thẩm định:
- Thẩm định mặt hình thức: Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Thẩm định mặt nội dung: Trong thời gian 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Cấp văn bằng: Trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp.
Đối với “Bước 3” có thể thấy rằng thời gian để thẩm định một nhãn hiệu rất lâu. Đôi khi nếu không tra cứu nhãn hiệu tỉ mỉ thì rất dễ bị trùng lặp gây sự mất thời gian; và doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ. Như vậy 24 tháng chờ đợi trở nên vô nghĩa.
Phương pháp tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu
Hiện nay doanh nghiệp và cá nhân có thể tự tra cứu nhãn hiệu sau khi đã lựa chọn thiết kế phù hợp. Quý khách có thể tham khảo thêm bài viết của Luật sư X về vấn đề này: Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu
Tất nhiên việc tra cứu này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết; chỉ một đánh giá sai về khả năng bảo hộ thì rất dễ gây ra tình trạng mất bản quyền và không được cấp văn bằng. Cách tốt nhất là các bạn nên sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của các đơn vị như Luật sư X để đảm bảo tính chính xác và tiết kiệm thời gian nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu
Để thuận tiện hơn trong quá trình thẩm định nhãn hiệu; đưa ra ý kiến để quý khách có lựa chọn tốt nhất khi đăng ký bảo hộ thương hiệu. Luật sư X hân hạnh cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu thương hiệu hỗ trợ tối đa; cụ thể như sau:
- Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu: Tiếp nhận nhãn hiệu (nhãn hiệu đầy đủ gồm phần hình và chữ); đưa ra ý kiến; đánh giá khả năng bảo hộ;
- Dịch vụ tra cứu tên thương hiệu: Tiếp nhận yêu cầu về tên thương hiệu; những băn khoăn về lựa chọn tên thương hiệu để đặt – Chúng tôi đánh giá và đưa ra gợi ý về cái tên;
- Dịch vụ hỗ trợ tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu khi bị trùng lặp với các nhãn khác cùng ngành nghề kinh doanh;
- Dịch vụ hỗ trợ thúc đẩy quá trình cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, tra cứu thương hiệu. Khi có bất cứ nhu cầu về dịch vụ sở hữu trí tuệ. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện có địa chỉ như sau:
– Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân;
– Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng;
– Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Nộp lệ phí tại bưu điện Việt Nam có dịch vụ nộp hộ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (hãy xin biên lai để ghi nhận việc này).
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hình thức cũng như nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ.
Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ nêu rõ các lý do từ chối nhãn hiệu. Thông thường bao gồm:
– Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
– Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng của sản phẩm
– Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số Nhãn hiệu đã đăng ký trước đây cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ (nhãn hiệu đối chứng)